Trong giai đoạn đầu đời, trẻ thường hay mắc phải một số chứng bệnh phổ biến, tưởng chừng như đơn giản, dễ chữa trị. Nhưng đối với cơ thể bé con còn rất yếu ớt, đó lại là một trong những tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Và trong số những căn bệnh thường gặp ấy, không thể không nhắc đến táo bón, “nỗi ám ảnh” của biết bao trẻ nhỏ và cha mẹ.
Về táo bón, một trong những triệu chứng thường gặp với mọi đối tượng, ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào, đặc biệt là trẻ nhỏ và đã trở thành một trong những lý do khiến sức khỏe bé bị ảnh hưởng. Vậy thì căn bệnh này có nguyên nhân do đâu cũng như cách nhận biết, điều trị táo bón thế nào? Ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau.
Trong thời gian gần đây, các bác sĩ đã nhận được rất nhiều câu hỏi cũng như là tin nhắn từ nhiều phụ huynh có con gặp phải tình trạng táo bón. Và tiếp sau đây, ta sẽ đến với một lá thư trong số đó.
“Thưa bác sĩ, con tôi nay đã được 2 tháng tuổi, vào 40 ngày đầu, cháu đi ngoài rất đều đặn, bốn, năm lần mỗi ngày. Nhưng thời gian gần đây cháu lại ít đi ngoài hơn hẳn, thường xuyên ba, bốn ngày không đi ngoài, gia đình phải thụt đít bằng xà phòng cháu mới có thể đi bình thường được, nhưng nhìn phân thì thấy hơi sền sệt, cháu cũng hay đánh rắm, cảm giác cũng kèm theo hơi đau, thỉnh thoảng cháu lại quấy khóc, không chịu đi. Với tình hình đó, tôi phải làm thế nào?”
Trước bức “tâm thư” này, bác sĩ đã có những lời khuyên cũng như gợi ý để phụ huynh có thể cải thiện được tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ.
Khi trẻ các lần đại tiện cách nhau dài, hay hiện tượng đi ngoài khó khăn, cha mẹ không nên tự ý can thiệp bằng các cách thủ công. Lúc này, gia đình cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem con mình có gặp phải tình trạng gì đặc biệt không, sau đó căn cứ vào lời khuyên của bác sĩ để tiến hành những bước can thiệp hợp lý. Tuyệt đối không dùng các biện pháp như thụt xà phòng để giải quyết tạm thời vấn đề táo bón ở bé.
Cha mẹ cũng cần lưu ý, chỉ sử dụng ống thụt cho trẻ trong những tình huống thật sự cấp bách, không được sử dụng ống thụt hậu môn như một vật cần thiết trong mỗi lần đại tiện vì viwwjc này sẽ khiến trẻ có tâm lý ỷ lại.
Ngoài ra, gia đình cần ghi nhớ, Lactulose là một loại thuốc cực kỳ an toàn cho điều trị và dự phòng táo bón. Rất nhiều trường hợp cha mẹ lo lắng nếu dùng Lactulose lâu dài có thể gây tác dụng phụ. Thực ra, Lactulose chính là một loại chất xơ hòa tan dùng theo đường uống. Nếu cơ thể trẻ không thể tiếp nhận được chất xơ từ thực phẩm thì có thể thông qua Lactulose để tăng lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, khi sử dụng Lactulose, cần phải chú ý lựa chọn lượng thuốc tương ứng với độ tuổi cũng như của trẻ, bởi vì tác dụng phụ duy nhất của thuốc là nếu uống quá liều sẽ xuất hiện tiêu chảy. Sau khi có hiệu quả thì từ từ giảm bớt liều lượng, kiên trì dùng đến khi hiệu quả tối thiểu ít nhất hai tuần mới dừng thuốc. Dùng thuốc theo cách này mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng táo bón ở trẻ, nhưng cha mẹ cũng không cần quá lo lắng về căn bệnh này. Nếu trẻ đi ngoài không theo quy luật, khoảng cách giữa các lần quá dài, đi ngoài khó khăn thì vẫn chưa đủ để tính là táo bón và chỉ tính là táo bón khi phân khô cứng và đi ngoài khó khăn, kèm theo đau rát. Với những trẻ đã dùng cách xử lý thông thường như sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ mà không thể dứt điểm chứng táo bón, thì nên đến bác sĩ để thăm khám và loại trừ những nguyên nhân như kết tràng xích ma quá dài hay dị ứng thực phẩm thường gặp. Thì chỉ khi tìm đúng nguyên nhân, mới có thể giúp bé được điều trị đúng bệnh.
Tìm cách quản lý nhân sự chuyên môn cao luôn là một thách thức lớn…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi tại nhà là một cách tuyệt vời…
Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con là một trong những mối quan tâm…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng giúp…
Cách sắp xếp công việc hiệu quả không chỉ giúp tăng năng suất làm việc…
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là yếu tố cốt lõi giúp định…