Categories: Mẹ và bé

Hiện tượng phù chân sau sinh, có đáng lo?

Sau khi sinh, các mẹ cũng có vô vàn thắc mắc. Một trong số rất nhiều câu hỏi phổ biến đó là: tại sao hiện tượng phù chân vẫn còn sau sinh? Tại sao bạn vẫn phải thường xuyên đi vệ sinh? Sau sinh chính là giai đoạn mà cơ thể bạn lại trải qua rất nhiều thay đổi, một lần nữa. Và rất nhiều thay đổi trong số này lại là những sự thay đổi không mong muốn.

Phù chân sau sinh là gì?

Phù nề là một hiện tượng phổ biến trong suốt thời kỳ mang thai. Các ngón tay, chân, mắt cá chân và bàn chân sẽ bị sưng phù và gây ra cảm giác khó chịu khi đang mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn sau khi sinh.

Hiện tượng mẹ phù chân sau khi sinh

Cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra thêm khoảng 50% lượng máu khi đang mang thai để có thể nuôi dưỡng và bảo vệ cả mẹ và bé. Thêm vào đó, giảm tập trung protein và giãn mạch máu sẽ dẫn đến giảm tập trung hemoglobin và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tích tụ dịch trong cơ thể.

Trong quá trình sinh, không phải tất cả lượng máu mà bạn sản xuất thêm đó sẽ thoát ra ngoài. Sự kết hợp giữa sự thay đổi hormone, máu thừa và tích tụ dịch sẽ khiến bàn tay, chân và mắt cá chân vẫn còn phù sau khi mang sinh. Phù tại bàn chân, bàn tay và mắt cá chân là rất phổ biến, nhưng có thể, sẽ bị phù cả vở vị trí vết mổ đẻ. Tất cả tình trạng này có thể gây căng tức và đau đớn, khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và bất tiện.

Nguyên nhân phù chân sau khi sinh

Trong đa số phụ nữ, hiện tượng phù chân sau sinh sẽ dẫn đến cảm giác đau và khó chịu, gây ra những ảnh hưởng nhất định lên việc chăm sóc em bé sau khi sinh. Hơn nữa, kể cả khi bạn không bị phù khi đang mang thai, thì vẫn có thể có nguy cơ bị phù sau khi sinh.

Hormone

Nguyên nhân phổ biến nhất gây phù sau sinh là do hormone. Cơ thể bạn sản xuất ra một lượng hormone progesterone rất lớn trong khi mang thai. Lượng hormone thừa này sẽ gây tích nước và tích muối (natri) trong cơ thể, do đó dẫn đến phù sau sinh.

Tử cung giãn rộng

Khi tử cung phải giãn rộng ra để chứa em bé, áp lực sẽ tác động lên các tĩnh mạch ở chân, làm hạn chế lưu lương máu chảy tới phần dưới cơ thể. Vì có thể sẽ tích rất nhiều dịch trong suốt quá trình mang thai, nên sẽ mất một khoảng thời gian sau sinh thì lượng dịch này mới trở về trạng thái ban đầu được.

Quá trình sinh con

Áp lực tự nhiên tạo ra trong suốt quá trình mang thai đã tạo ra hiện tượng phù khi mang thai. Cùng với đó, áp lực tạo ra trong quá trình sinh nở sẽ đẩy càng nhiều máu và dịch đi tới các chi hơn. Do vậy, sẽ dẫn đến phù tại bàn tay, bàn chân, ngón tay và cả ở mặt sau khi sinh.

Truyền tĩnh mạch

Truyền tĩnh mạch cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây phù sau sinh. Đa số phụ nữ phải mổ đẻ sẽ phải truyền thuốc và thuốc mê thông qua việc truyền tĩnh mạch, một số phụ nữ sinh thường sẽ phải nhận thuốc (ví dụ như Pitocin) qua đường tĩnh mạch. Những lượng dịch và thuốc truyền vào này có xu hướng sẽ tích tụ lại trong cơ thể và sẽ mất vài ngày mới tiêu đi được.

Hiện tượng sưng phù chân có nghiêm trọng không?

Sưng phù sau sinh thường không nghiêm trọng, nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu hiện tượng này không giảm đi trong vòng một tuần. Hãy nên liên lạc với bác sĩ hoặc đến trung tâm gần nhất nếu có những triệu chứng sau đây:

  • Bị sưng hoặc đau dữ dội ở một bên chân, điều này có thể báo hiệu xuất hiện cục máu đông.
  • Bị đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao.
  • Bạn bị sưng nặng cùng với đau ngực, khó thở, điều này có thể cho thấy bạn bị cục máu đông ở phổi, hoặc vấn đề về tim hiếm gặp nhưng nguy hiểm.

Giải pháp để giảm phù sau sinh

Chế độ ăn uống

Nên tạo một chế độ ăn uống hiệu quả, một cách để đảm bảo việc bài tiết hiệu quả là bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm giàu carbohydrate muối và tinh bột. Nếu bạn cắt giảm tiêu thụ loại thực phẩm này, bạn sẽ có thể thấy sự khác biệt dần dần.

Hoa quả tươi và rau xanh cũng một phần giúp bạn giảm sưng phù và giúp đẩy một lượng lớn nước ra khỏi cơ thể. Ăn khoảng 4-5 khẩu phần hoa quả tươi và rau xanh trong ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích. Dinh dưỡng mà bạn hấp thụ được từ những thực phẩm này sẽ tới bé qua đường sữa mẹ. Bé cũng nhận được nhiều lợi ích từ việc các mẹ biết cách ăn uống lành mạnh.

Uống nhiều nước hơn

Nghe hơi vô lý, nhưng uống nhiều nước sẽ là cách gửi tín hiệu đến cơ thể để cơ thể có thể loại bỏ được lượng nước thừa đang bị tích lại. Uống nhiều nước có thể sẽ giúp bạn giảm phù đáng kể. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng, bạn uống nhiều nước và không nhịn đi tiểu, hãy đi toilet khi cần!

Uống nhiều nước giúp mẹ giảm tình trạng sưng phù đáng kể

Luyện tập

Ra mồ hôi cũng là một cách tốt để thải độc ra khỏi cơ thể và bài tiết những chất dịch không mong muốn. Đương nhiên, một vài tuần sau khi sinh không phải là thời gian tốt nhất để có các hoạt động thể chất giúp ra mồ hôi. Bạn chỉ có thể bắt đầu với các bài tập tác động nhẹ khi cơ thể của bạn đã hoàn toàn bình phục. Trong lúc này, bạn có thể thử đi phòng tắm hơi và xông hơi để mồ hôi toát ra mà không cần đến các hoạt động thể chất.

Massage: Giơ chân khi ngồi và xoa bóp, massage các ngón chân sẽ giúp bạn phần nào giảm được phần nào chứng phù chân này. Massage chân bằng nước lạnh bắt đầu từ bàn chân, sau đó lên mắt cá, ngược lên đầu gối và đùi, sau đó, xoa bóp gan bàn chân, mắt cá, khuỷu chân rồi vuốt dọc theo đùi.

Luyện tập, massage, bóp chân để máu huyết lưu thông

Luyện tập yoga, duỗi tay chân một vài phút sẽ giúp cơ thể giảm lượng nước dự trữ và cũng giảm được chứng phù. Bơi lội và tập aerobic được biết đến như một phương pháp hiệu quả giảm phù ở chân và giảm trữ nước của cơ thể nhưng chỉ khi cơ thể bạn đã thực sự sẵn sàng. Trong thời gian này, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn một cách cụ thể nhất.

Kết luận

Qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích thật nhiều cho tất cả mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng phù chân sau sinh. Phù sau khi sinh không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng và thường sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng phù sẽ không biến mất sau vài tuần. Trong một số trường hợp, phù còn có thể đi kèm với các triệu chứng như đau, khó thở, tim đập nhanh, phù toàn cơ thể, tiểu ít… Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu này vì đôi khi, đây là dấu hiệu cho thấy có những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

>>> Xem thêm: Phụ nữ sinh mổ xong bị phù chân có nguy hiểm?

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con: Những điều phụ huynh cần biết

Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con là một trong những mối quan tâm…

1 week ago

Những sai lầm thường gặp trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng giúp…

3 weeks ago

10+ lợi ích chính của cách sắp xếp công việc hiệu quả

Cách sắp xếp công việc hiệu quả không chỉ giúp tăng năng suất làm việc…

3 weeks ago

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nâng cao tinh thần đồng đội

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là yếu tố cốt lõi giúp định…

4 weeks ago

Các lớp học ngoại khóa: Đưa trẻ ra khỏi vùng an toàn của chính mình

Trong cuộc sống hiện đại, việc trẻ em tham gia vào các lớp học ngoại…

1 month ago

Vai trò của giáo dục giới tính trong sự phát triển của trẻ

Trong xã hội ngày nay, giáo dục giới tính đã trở thành một phần quan…

1 month ago