23/06/2021
Giáo dục
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học: Phương pháp dạy bé tự lập giúp đỡ ba mẹ
Đa phần các bậc ba mẹ hiện nay đều nuông chiều và không cần con phải phụ giúp mình trong các công việc nhà hàng ngày. Nhưng họ không biết rằng dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học giúp bé hiểu chuyện hơn khi trưởng thành. Hãy tùy theo từng độ tuổi của bé mà ba mẹ có thể phân chia các công việc phù hợp.
Bí quyết dạy trẻ làm việc nhà thành công
Ở phương Tây và một số nước châu Á khác như Nhật, Hàn,.. các bậc làm cha mẹ luôn để con phụ giúp mình trong các công việc nhà mỗi ngày. Vì vậy, những đứa trẻ ở các quốc gia này rất tự lập dù chúng vẫn còn nhỏ tuổi. Cái gì chúng có thể làm, chúng sẽ tự giác làm mà không cần ai nhắc nhở. Do đó, ba mẹ hãy để trẻ làm những công việc nhẹ nhàng phù hợp, đừng sợ trẻ làm hỏng cái này, làm vỡ cái kia hay không làm được. Chỉ cần cha mẹ hướng dẫn, để bé tự sửa sai và rút kinh nghiệm cho những lần sau, dần dần trẻ sẽ thành thạo.
Để trẻ bắt chước theo người lớn
Khi trẻ còn tiểu học cần tò mò, muốn khám phá nhiều thứ. Lúc này để trẻ bắt chước theo việc người lớn làm như dọn dẹp nhà cửa, tự chăm sóc bản thân,... Đây là cách để trẻ tự làm việc một cách tự nguyện và trở thành thói quen khi lớn.
Vừa làm việc nhà vừa chơi
Đứa trẻ nào cũng rất vui đùa, vì thế ba mẹ có thể bày ra các trò chơi như thi ai dọn dẹp phòng nhanh hơn, xếp quần áo nhanh hơn,... Sáng tạo nhiều trò chơi kết hợp làm việc nhà để trẻ thấy hứng thú và nhanh chóng làm công việc.
Nguyên tắc dạy trẻ làm việc nhà
- Dạy từ nhỏ, trẻ càng nhanh chóng hình thành thói quen làm việc nhà và không lười biếng.
- Không chê bai con, có thể lúc đầu trẻ còn vụng về làm hỏng việc nhưng khi quen dần trẻ có thể hoàn thành tốt hơn.
- Ghi nhận cố gắng của con, khi nhận được lời khen ngợi đúng cách giúp trẻ vui vẻ, hứng thú và tiếp tục muốn chia sẻ công việc nhà với ba mẹ vì chúng thấy có ích cho gia đình.
>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà cha mẹ nên biết
Một số cách giao việc nhà cho trẻ
Từ 2 - 3 tuổi:
Độ tuổi này mẹ có thể tạo tình huống bằng cách chơi trò chơi dọn dẹp đồ đạc với mẹ. Để trẻ sắp xếp vài món đồ chơi, cuốn sách vào đúng vị trí và kết thúc bằng câu "Cảm ơn con, nhờ con mà hoàn thành công việc nhanh hơn rồi".
- Cất đồ chơi
- Bỏ rác vào thùng
- Xếp sách lên giá
Từ 4 - 5 tuổi:
Ba mẹ nên chủ động nhờ con cùng quét nhà hay quét sân giúp, vừa làm vừa kết hợp trò chuyện với con tại sao nên quét nhà thường xuyên, lợi ích là gì, nhà bẩn thì như thế nào. Khi hiểu được việc cần thiết của dọn dẹp trẻ sẽ chủ động hơn.
- Dọn dẹp đồ chơi
- Giúp sắp đặt đồ đạc sau khi đi mua sắm hoặc trong nhà.
- Tưới cây
- Làm đồ ăn nhẹ với ba mẹ
Từ 6 - 7 tuổi:
- Dọn bàn ăn cơm.
- Phụ nấu bữa ăn đơn giản.
- Quét nhà, quét sân.
- Dọn bàn sau khi ăn.
Từ 8 - 9 tuổi:
- Đổ rác.
- Giúp mẹ rửa bát.
- Nấu những món cơ bản như chiên trứng,..
- Mua đồ tạp hóa theo danh sách mẹ đã ghi
- Lau chùi đồ đạc trong nhà
Từ 10 - 11 tuổi:
- Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản cho gia đình.
- Giúp mẹ lên thực đơn.
- Lau chùi nhà bếp gọn gàng
- Giặt và phơi quần áo
Trên 12 tuổi:
- Lau nhà.
- Giúp mẹ trông em
- Nấu vài món đơn giản cho cả nhà.
- Đi chợ mua đồ
Nếu ba mẹ sợ con làm đổ vỡ đồ đạc trong quá trình phụ giúp thì có thể quan sát và dặn dò bé những vật dễ bể để bé biết mà tránh. Nếu bé có làm sai cũng đừng la trách bé, hãy nói nhẹ nhàng để bé hiểu nhé!
Kết,
Khi bạn tạo thói quen cho bé các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, dần dần bé sẽ hiểu được sự cần thiết của những công việc này và bé sẽ có ý nghĩ muốn đỡ đần cho ba mẹ từ đó cảm thấy hứng thú với công việc này. Khi dạy bé tự làm mọi thứ ba mẹ phải thật kiên nhẫn hướng dẫn và luôn quan sát để bé tự lập hơn khi trưởng thành.
Bài viết liên quan
Đa phần các bậc ba mẹ hiện nay đều nuông chiều và không cần con phải phụ giúp mình trong các công việc nhà hàng ngày