Categories: Mẹ và bé

Mẹ bầu bị gò bụng Braxton – Hicks có nguy hiểm?

Mang thai là một quá trình không hề dễ dàng, trong suốt quá trình này, cơn gò bụng sinh lý xuất hiện rất nhiều lần. Vậy thì việc xuất hiện các cơn gò bụng Braxton – Hicks có gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé hay không? Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này để có những kiến thức chính xác giúp mẹ và bé thêm yên tâm nhé!

Cơn gò sinh lý là gì

Cơn gò sinh lý, hay cơn gò bụng giả, hay còn được các chuyên gia gọi là “Braxton – Hicks”, thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 cho đến những tuần cuối của thai kỳ. Những cơn gò này xuất hiện ngẫu nhiên, không có tính chu kì, và không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Đồng thời cơn gò sinh lý cũng không tăng dần theo thời gian và không thay đổi tử cung của mẹ bầu. Đây chỉ là hiện tượng báo hiệu cơ thể đang luyện tập cho việc sinh nở mà thôi.

Thai nhi gò bụng mẹ thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kì

Vì sao lại xuất hiện cơn gò bụng?

Trong những tháng của thai kỳ, tình trạng xuất hiện các cơn gò bụng sinh lý là điều không thể tránh khỏi. Những lí do sau đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng gò bụng mà các mẹ bầu nên chú ý.

  • Do tử cung cần phải giãn nở to ra để chứa em bé nên xuất hiện những cơn co thắt.
  • Áp lực lớn lên tử cung, tử cung bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng do sự phát triển của thai nhi.
  • Bé lớn dần, khung xương phát triển và dài ra nên khi bé xoay người sẽ dẫn đến những cơn gò bụng.
  • Cơn gò giúp đẩy em bé vào đúng vị trí sinh, chuẩn bị cho sự chào đời.
  • Thường xuất hiện khi thai phụ mệt mỏi, phải làm việc căng thẳng hay vất vả, mất nước hay đi đứng quá nhiều.
  • Mẹ bầu bị táo bón do dung nạp quá nhiều đạm, khẩu phần ăn nghèo chất xơ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc căng thẳng gây ảnh hưởng đến tử cung.
  • Những cảm xúc của mẹ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của thai nhi và gây ra hiện tượng gò cứng bụng.
  • Rạn da xuất hiện khi bụng mẹ bầu lớn lên, tăng cân nhanh chóng và làn da chưa đủ thời gian để thích nghi với sự thay đổi này.

Dấu hiệu cơn gò bụng sinh lý:

  • Khi đặt tay lên bụng sẽ thấy tử cung thắt lại và dần dãn ra
  • Mẹ bầu sẽ có cảm giác căng tức vùng bụng dưới
  • Không tăng cường độ theo thời gian
  • Khoảng cách xuất hiện giữa các cơn không gần nhau
  • Thường kéo dài dưới 1 phút
  • Diễn ra từ 1 đến 2 lần một giờ hoặc vài lần một ngày

Phân biệt cơn gò sinh lý với cơn gò tử cung sinh non

Cơn gò sinh lý bình thường chỉ kéo dài khoảng 30 giây nhưng nếu mẹ bầu xuất hiện cơn gò kéo dài 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ thì đây có thể là dấu hiệu của cơn gò sinh non. Nếu cơn gò sinh non thường xuyên xuất hiện trước 37 tuần, đây có thể là dấu hiệu của dọa sanh non hoặc chuyển dạ sanh non và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Khác với những dấu hiệu nhẹ nhàng, không gây nguy hiểm của cơn gò sinh lý, cơn gò sinh non sẽ khiến người mẹ cảm thấy khá khó chịu và đau đớn.

  • Xảy ra đều dặn theo chu kỳ
  • Một cơn gò sẽ xuất hiện khoảng 10 đến 20 phút
  • Phần bụng sẽ có cảm giác cứng và thắt chặt lại
  • Đau lưng âm ỉ
  • Đau bụng, bụng căng cứng
  • Khung chậu co thắt
  • Trong bụng có cảm giác áp lực
  • Bụng và chân bị chuột rút
  • Dù mẹ có thay đổi tư thế cũng không khiến cơn gò biến mất
  • Ra máu, rỉ ối

Cơn co sinh lý rất dễ nhầm với gò sinh non

Nếu mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng gò bụng sinh non như trên thì hãy đến ngay cơ sở sản phụ khoa gần nhất để kiểm tra và nhận được sự chăm sóc kịp thời bác sĩ nhé!

Để giảm bớt khó chịu do cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên:

  • Uống nhiều nước
  • Thay đổi sang tư thế khác: Nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên vùng xương chậu và các động mạch.
  • Chườm ấm bằng một chiếc khăn mềm giặt ấm rồi chườm lên bụng
  • Mẹ có thể tắm nước ấm để thư giãn
  • Tập yoga cũng giảm tần số xuất hiện của các cơn gò và các cơn gò khi xuất hiện cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Mẹ nên uống nhiều nước kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé

Mang thai là quá trình tuy khó khăn nhưng cũng không kém phần hạnh phúc của phụ nữ. Trong những tuần của thai kỳ, thỉnh thoảng người mẹ sẽ cảm thấy bụng xuất hiện những cơn gò, có thể là những cơn gò sinh lí bình thường hoặc cũng có thể là những cơn gò tử cung sinh non gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Cũng vì thế, mẹ hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức để ứng phó kịp thời và có những điều chỉnh phù hợp nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con: Những điều phụ huynh cần biết

Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con là một trong những mối quan tâm…

1 week ago

Những sai lầm thường gặp trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi là một nhiệm vụ quan trọng giúp…

3 weeks ago

10+ lợi ích chính của cách sắp xếp công việc hiệu quả

Cách sắp xếp công việc hiệu quả không chỉ giúp tăng năng suất làm việc…

3 weeks ago

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nâng cao tinh thần đồng đội

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là yếu tố cốt lõi giúp định…

4 weeks ago

Các lớp học ngoại khóa: Đưa trẻ ra khỏi vùng an toàn của chính mình

Trong cuộc sống hiện đại, việc trẻ em tham gia vào các lớp học ngoại…

1 month ago

Vai trò của giáo dục giới tính trong sự phát triển của trẻ

Trong xã hội ngày nay, giáo dục giới tính đã trở thành một phần quan…

1 month ago