Vào giai đoạn ăn dặm, ba mẹ có thể bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm và sữa ngoài cho bé. Tuy nhiên trong giai đoạn này, ba mẹ nên chú ý điều gì về cách cho bé ăn dặm cũng như cách pha sữa cho trẻ sơ sinh trong thời kì này? hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Lưu ý trong vấn đề dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm
Vào độ tuổi này, mỗi ngày trẻ cần ăn ba bữa chính để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin các loại từ rau củ quả và chất đạm từ thịt động vật như thịt bò, thịt heo, thịt gà… Trẻ sẽ tập cách dùng hai hàm răng nhai hoặc nghiền nát thức ăn dạng thô. Ngoài ra, ừẻ còn tập cách cầm muỗng để xúc thức ăn. Trong giai đoạn này, để cầm muỗng cho đúng cách và điều khiển theo ý muốn của mình là một công việc khá khó khăn đối với trẻ. Vì thế, khi thấy trẻ dùng tay để bốc thức ăn, bạn không nên vội vàng ngăn cấm hay đe dọa trẻ. Hãy cho trẻ thời gian luyện tập cách cầm muỗng và điều cần thiết nhất là bạn phải rửa tay trề thật sạch trước và sau khi ăn.
Lúc này, trẻ đã có thể cùng ăn những món ăn của cả nhà, ngoại trừ trứng luộc chưa chín tới, pho-mát mềm chưa khử trùng, những sản phẩm ít chất béo hoặc nhiều chất xơ, nhiều muối và mật ong (đối với trẻ dưới 1 tuổi). Lưu ý, những món ăn đó không có nhiều gia vị như mặn, chua hoặc cay và không khó nhai đối với trẻ.
2. Lưu ý trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh bắt đầu tập ăn dặm
Khi đã ăn được món ăn đặc, có thể trẻ sẽ tự động giảm uống sữa. Tuy nhiên cho đến khi trẻ được 1 năm tuổi, bạn nên duy trì việc cho trẻ dùng sữa, mỗi ngày cần phải uống từ 500 – 800ml sữa. Sau khi trẻ được 1 tuổi trở lên, bạn có thể hạn chế cho trẻ uống sữa bằng bình sữa, thay vào đó nên dùng ly hay cốc có mỏ vịt hoặc cái thìa để cho trẻ dễ uống. Một số trẻ có thể không thích uống sữa nữa sau khi chuyển sang dùng ly, nếu thế bạn hãy thử thay đổi cách pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng cách pha sữa với ngũ cốc và pho-mát để tạo hương vị mới lạ nhằm kích thích trẻ dùng sữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sữa để chế biến các món ăn hoặc cho trẻ dùng các sản phẩm chế biến từ sữa… Nếu như đến bữa ăn mà trẻ không đói, bạn nên giảm lượng sữa uống hàng ngày của trẻ, bằng cách cho trẻ dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua. Nhưng lưu ý, các sản phẩm này chứa đủ chất béo toàn phần.
Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên mỗi bữa ăn trẻ không thể ăn quá nhiều thức ăn được. Do thế, những bữa ăn chính gồm rau quả hay cá xốt pho-mát có nhiều chất đạm và giải phóng nhiều carbohydrate cháy chậm rất thích hợp để cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển nhanh chóng của trẻ.
Những bữa ăn phụ cũng đóng vai trò quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, vì nó kịp thời cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi khi năng lượng của cơ thể giảm sút. Ví dụ, khoảng thời gian từ bữa ăn trưa đến bữa ăn tối, bạn cần cho trẻ ăn một hoặc nhiều bữa phụ, tùy theo nhu cầu của trẻ
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm những mẹo nuôi trẻ khác theo đường dẫn sau: https://goo.gl/7Sy7wo
Comments