05/06/2021
Giáo dục
Phương pháp giáo dục mầm non dạy trẻ ăn uống một cách lịch sự
Khảo sát của Mỹ cho thấy, 5 cặp vợ chồng thì sẽ có một cặp từ chối đưa con của mình đi nhà hàng ăn vì sợ xấu hổ với những hành động bất lịch sự của con trong khi ăn. Vậy làm thế nào để trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết? Hãy cùng tham khảo phương pháp giáo dục mầm non hiện đại để con hình thành những thói quen ăn uống lịch sự.
Sự quan trọng của việc dạy con lịch sự khi ăn uống
Việc dạy cho trẻ ăn uống nghiêm túc và lịch sự là một quá trình khó khăn với các bố mẹ. Những đứa trẻ thường có thói quen dùng tay bốc thức ăn, vừa ăn vừa chơi, chỉ ăn được vài món ăn và hay đòi hỏi, làm rơi vãi khi ăn ăn,... Đặc biệt, khó khăn nhất là việc dạy cho con bắt đầu cầm đũa, nĩa,...
Rèn luyện thói quen ăn uống nhã nhặn và lịch sự ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết để trẻ sớm hoàn thiện kỹ năng sống của mình khi trưởng thành, đây cũng là hành trang để con bước vào cuộc sống tự lập. Bởi những giai đoạn đầu đời là thời điểm hiệu quả nhất cho việc giáo dục, để lớn lên con trở thành những con người kỷ luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và được người khác tôn trọng.
Bạn hãy bắt đầu đặt ra những nguyên tắc bàn ăn khi con ở độ từ 6 tháng tuổi, lúc trẻ bắt đầu ăn dặm và sẵn sàng kết thúc bữa ăn nếu con không chịu hợp tác. Việc bố mẹ phá vỡ những nguyên tắc và bắt buộc trẻ ăn cho qua bữa sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực. Dần trẻ sẽ không được coi trọng trong bữa ăn dẫn đến tình trạng không trân trọng đồ ăn mà coi nó là điều hiển nhiên mà mình sẽ nhận được. Thậm chí xảy ra các tình trạng như biếng ăn, vừa ăn vừa chơi, ngậm thức ăn quá lâu,..
Vì vậy, trong chương trình giáo dục mầm non luôn đề cao dạy cho trẻ phép lịch sự khi ăn uống. Đây cũng là một bài học trong đời đầu tiên mà bố mẹ cần uốn nắn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để con hình thành thói quen và rèn luyện hằng ngày.
>>> Tham khảo: Những phương pháp giáo dục hiệu quả nên áp dụng sớm cho trẻ mầm non
5 phương pháp giáo dục mầm non dạy trẻ lịch sự khi ăn uống
Dạy trẻ biết cách người lớn trước mỗi bữa ăn
Khi trẻ bắt đầu biết nói và ngồi ăn cùng gia đình thì bố mẹ nên dạy con cách mời những người lớn tuổi hơn mình như ông bà, bố mẹ, anh chị,.. để tạo ra cho trẻ những thói quen tốt và thể hiện sự lễ phép, tôn trọng đối với những người lớn tuổi hơn mình. Bạn không thể dạy con bằng cách dặn dò hay nói cho con hiểu mà bạn phải thực hiện bằng hành động, lời nói để con noi gương theo. Đây là một trong những phép lịch sự cơ bản mà bố mẹ cần phải dạy cho con ngay từ khi còn sớm để hình thành thói quen, khi lớn lên bé sẽ biết tự giác mà không ngượng ngùng.
Ngồi ăn với tư thế lịch sự
Với các bạn nhỏ thì việc hiếu động và không ngồi yên một chỗ khi ăn là điều thường xuyên xảy ra. Thậm chí ngay lúc bắt đầu ăn dặm, bố mẹ phải tập cho con mình ngồi ngay ngắn trong ghế và chỉ cho dùng bữa ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi nếu không ngồi đúng tư thế hoặc ăn quá bữa sẽ dẫn đến tình trạng không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Tư thế ngồi đúng không chỉ giúp cho lượng thức ăn được tiêu hoá dễ dàng mà đó cũng thể hiện văn hoá, tính cách của con người.
Tập trung khi ăn
Bên cạnh việc rèn luyện thói quen ngồi đúng tư thế thì bố mẹ cũng phải dạy cho con tập trung khi ăn uống. Tuyệt đối không để trẻ vừa xem tivi, điện thoại, cười đùa hay nói chuyện,... khi ăn uống. Như vậy, sẽ giúp cho trẻ sử dụng và phát triển vị giác tốt hơn, cảm thấy ngon miệng với những món ăn và đặc biệt mang lại những lợi ích sức khỏe cho trẻ. Hạn chế được những tình trạng gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hoá của trẻ.
Biết cảm ơn và không chê bai thức ăn
Việc dạy cho trẻ biết nói “cảm ơn" là vô cùng quan trọng do bởi đây là một hành động cho thấy trẻ biết trân trọng những món của người làm ra. Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến cho người nấu không vui và công sức mà họ bỏ ra. Đặc biệt, nếu trẻ kén chọn món ăn thì sẽ gây khó khăn với gia đình khi chế biến món ăn và sự thích nghi của trẻ ở những môi trường mới cũng kém hơn. Nếu trẻ học được những điều này từ sớm thì khi lớn lên trẻ sẽ biết coi trọng sức lao động của người khác hơn.
Không lãng phí thức ăn
Đối với trẻ nhỏ thì thường sẽ để lại đồ ăn thừa sau mỗi bữa ăn do và đây cũng là thói quen không hề tốt. Do đó, bố mẹ cần phải dạy cho con biết tiết kiệm bằng cách hãy lấy vừa đủ khẩu phần ăn của trẻ. Đây không những phép lịch sự mà sẽ hình thành thói quen không gây lãng phí với mọi thứ xung quanh trẻ.
>>> Tham khảo: Chương trình học mầm non quốc tế Việt Úc
Câu kết,
Qua những phương pháp giáo dục mầm non hiện đại thì hi vọng bố mẹ sẽ có thêm nhiều cách dạy cho trẻ biết cách ăn uống lịch sự. Do đây là một trong những đức tính để con trở thành con người có nhân cách tốt và được người khác tôn trọng.
Bài viết liên quan
Khảo sát của Mỹ cho thấy, 5 cặp vợ chồng thì sẽ có một cặp từ chối đưa con của mình đi nhà hàng ăn vì sợ xấu hổ với những hành động bất lịch sự của con trong khi ăn