Sức Khỏe Bé

Phân biệt đau bụng quặn với tiêu chảy ở trẻ nhỏ

0

Trong giai đoạn đầu đời, bé thường xuyên gặp phải nhiều bệnh lý, đặc biệt là tiêu chảy. Tuy nhiên, vì quá lo lắng cho con, đồng thời nóng vội khi bé có biểu hiện được xem là bất thường nên nhiều cha mẹ đã nhầm lẫn giữa đau bụng quặn với tiêu chảy và gây ra không ít tình huống oái oăm. Vậy theo các bác sĩ, đâu là dấu hiệu phân biệt hai tình trạng này?

Đối với các bé nhỏ, hệ miễn dịch khi đó vẫn còn chưa được hoàn thiện, dẫn đến thường xuyên gặp phải các tình trạng như táo bón, cảm sốt hay các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp. Và trong số đó, không thể không nhắc đến tiêu chảy, một vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo âu. Tuy nhiên, nỗi lo vẫn chưa dừng lại đó khi căn bệnh này có một số biểu hiện gây nhầm lẫn với đau bụng quặn, vô tình dẫn đến việc điều trị không đúng cách.

Phân biệt đau bụng quặn và tiêu chảy

cha mẹ đừng nhầm đau bụng quặn thành tiêu chảy ở trẻ vì dễ điều trị sai cách cho com

Sự nhầm lẫn tai hại

Để có thể giúp cha mẹ nhân biết sự khác nhau giữa đau bụng quặn và tiêu chảy, ta sẽ cùng tham khảo vài trường hợp sau:

Vừa qua, lá thư gửi về cho bác sĩ là đôi dòng tâm sự của một người mẹ:

“Con tôi đã ba tháng tuổi, được cho bú mẹ hoàn toàn, vì bị “tiêu chảy” một tháng nên chúng tôi nghĩ không cần đến khám bác sĩ, mà đã tự chữa bằng cách cho cháu uống rất nhiều loại thuốc Bắc, Tây hay cả thuốc Nam. Gần đây ở nhà còn dùng cả chế phẩm vi sinh đắt tiền, nhưng hiệu quả lại không rõ rệt, có khi bé còn đi lỏng nhiều hơn.”

Hay một bức “tâm thư” khiến nhiều người bối rối:

cha mẹ thường nhầm biểu hiện đau bụng quặn của con thành tiêu chảy vì trẻ thường quấy khóc mỗi khi có cơn đau

” Thưa bác sĩ, bé vẫn tăng trưởng bình thường, nhưng cỡ một tháng nay từ khi chúng tôi cho uống thuốc vì thấy có biểu hiện tiêu chảy, bé chậm lớn hẳn. Bé cũng còn đi ngoài lỏng, phân có nhiều bọt, mỗi ngày đi tận ba lần, thỉnh thoảng lại quấy khóc. Tới khi chúng tôi đưa đến bác sĩ kiểm tra thì kết quả cho thấy bé chỉ bị đầy hơi, triệu chứng đau bụng quặn dạng nhẹ thôi, vậy mà đã phải để con uống bao nhiêu loại thuốc như vậy.”

Từ hai trường hợp cụ thể được nêu trên, ta thấy được rằng, việc nhận biết và phân biệt rõ ràng hai triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ là đau bụng quặn và tiêu chảy là vô cùng cần thiết. Vậy thì đâu là điểm cha mẹ cần lưu tâm?

Đau bụng quặn là gì?

Trước khi đến thông tin dành cho gia đình trong việc phân biệt hai tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ như tiêu đề bài viết, ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về biểu hiện đau bụng quặn nhé!

Đau bụng quặn là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh với ruột và dạ dày phát triển chưa hoàn thiện. Triệu chứng này thường khó phân biệt với tiêu chảy do đều khiến trẻ gặp các tình trạng như đầy bụng, đánh rắm nhiều…

Đau bụng quặn thường xuất hiện trong nhiều trường hợp, nhưng thường thấy khi cơ thể các bé bị dị ứng hoặc không thể dung nạp các thành phần đặc trưng của sữa bò hoặc sữa công thức. 

Lưu ý dành cho cha mẹ

các lưu ý cho cha mẹ để phân biệt đau bụng quặn và tiêu chảy ở trẻ để con luôn vui khỏe

Nếu cơ thể bé không dung nạp được sữa bò, gia đình không kịp thời phát hiện và ngừng cho trẻ sử dụng sản phẩm này, thì sẽ càng khiến cho triệu chứng đau bụng quặn thêm trầm trọng.

Còn truờng hợp trẻ uống sữa công thức nhưng lại có biểu hiện đau bụng quặn nặng. Lúc này, gia đình cần nhanh chóng đổi sang sữa protein thủy phân cho bé, đồng thời bổ sung các chế phẩm Probiotic, sẽ rất có hiệu quả đối với tình trạng của con.

Ngoài ra, một thông tin cũng quan trọng nữa là simethicone cũng có khả năng cải thiện nhu động đường ruột, vì thế có thể giảm bớt được phần nào hiện tượng đau quặn bụng. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đừng nhầm lẫn biểu hiện đau bụng quặn của con thành tiêu chảy mà dùng sai thuốc.

Đặc biệt, gia đình nên lưu ý, khi con có biểu hiện đau bụng quặn hoặc bất kỳ tình trạng bất thường nào, không nên lạm dụng kháng sinh cho trẻ. Chỉ khi tìm ra được đúng nguyên nhân rồi mới lựa chọn các biện pháp chữa trị hợp để bé luôn khỏe và phát triển toàn diện.

Thực phẩm và sữa nào tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm?

Previous article

Nắm bắt tâm lý trẻ mầm non

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.