Giáo dục

Những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học tự chăm sóc bản thân

0

Một trong những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết để tự chăm sóc bản thân, tự lập. Những kỹ năng chăm sóc bản thân khoa học giúp trẻ hình thành thói quen tốt và biết tự bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số lỹ năng mà người lớn cần hướng dẫn cho trẻ.

Dạy con biết giữ gìn vệ sinh cá nhân

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc bộ phận cơ thể là những kỹ năng cơ bản mà trẻ tiểu học cần có để đẩy lùi được các bệnh tay chân miệng, đường hô hấp, tự lập,… Vì vậy từ nhỏ, ba mẹ cần nói cho trẻ hiểu tầm quan trọng của hoạt động vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau ăn ăn, tự mặc quần áo đúng cách, bỏ rác đúng nơi quy định, không xem tivi quá gần,… Khi con được giáo dục sớm các con sẽ hình thành kỹ năng, thói quen tự lập, tư tin khi đến trường.

Đặc biệt phải để con tự ý thức về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bộ phận cơ thể.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học giúp ba mẹ rửa chén

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học giúp ba mẹ rửa chén

>>> Xem thêm: Dạy con học cách tự lập hiệu quả ngay từ nhỏ

Dạy con quản lý, vệ sinh đồ dùng cá nhân

Để trẻ có thói quen ngăn nắp, người lớn cũng phải là tấm gương cho con và dạy trẻ sử dụng đồ chơi, quần áo, sách vở,.., hiệu quả và hợp lý. Trẻ sẽ biết cách dọn đồ chơi sau khi chơi, xếp quần áo và đặt vào tủ,…

Dạy trẻ cách ứng xử, giao tiếp

Giáo dục kỹ năng ứng xử, giao tiếp hay các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là một trong những điều ưu tiên của một số phụ huynh. Thói quen giao tiếp hiệu quả, lịch sự và thân thiện với mọi người giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phản xạ, ứng xử trong mọi tình huống. Chính vì thế, ba mẹ cần chú trọng nuôi dạy trẻ theo 5 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Nguyên tắc số 1: Khi giao tiếp với người lớn cần chào hỏi lễ phép, dạ thưa có chủ ngữ, vị ngữ.
  • Nguyên tắc số 2: Giao tiếp bằng ánh mắt.
  • Nguyên tắc số 3: Biết nói lời cảm ơn/ xin lỗi chân thành.
  • Nguyên tắc số 4: Trả lời câu hỏi một cách hoàn chỉnh.
  • Nguyên tắc số 5: Tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh.

Việc giáo dục kỹ năng sống về ứng xử và giao tiếp không chỉ đơn giản là hướng dẫn và ba mẹ cần làm gương cho con. Ba mẹ có thể giáo dục trẻ cách cư xử lịch sự bằng chính hành động của mình trong cuộc sống. 

Rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học

Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ là điều hết sức cần thiết để trẻ luôn khỏe mạnh và giàu năng lượng. Ba mẹ nên chỉ trẻ cách sinh hoạt tích cực như ăn uống nhiều rau xanh, học tập, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh,… 

Khi con gặp các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, đau bụng,.. người lớn cần giải thích để trẻ không lo lắng hay hiểu rõ về các bệnh này và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sinh hoạt khoa học để có sức khỏe tốt.

Dạy trẻ luyện tập thể dục, thể thao

Tập thể dục luôn mang lại nhiều giá trị sức khỏe, việc thức dậy sớm và tập thể dục tạo nên một cơ thể tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc. Cho nên ba mẹ cần thức dậy cùng con vào sáng sớm cùng con đi bộ. Nên cho trẻ tham gia các lớp học thể thao dành cho từng độ tuổi như bơi lội, học võ, múa,…

Dạy trẻ chăm sóc đôi mắt

Vấn đề cận thị đối với trẻ ngày càng được quan tâm trong môi trường công nghệ phát triển như hiện nay. Nguyên nhân có thể cho thói quen xem tivi trong thời gian lâu hoặc gần tivi. Một nguy hại nữa là các mẹ thường xuyên cho trẻ sử dụng điện thoại để cho bé ăn. Tác hại từ tia xạ trong điện thoại gây ra nhiều bệnh về mắt ở trẻ.

Vì vậy, các mẹ phải quan tâm và dạy con cách bảo vệ mắt, không ngồi xem tivi quá gần hay chơi điện thoại quá lâu, đọc sách, học bài ở nơi có điều kiện ánh sáng đầy đủ.

Kết,

Dạy trẻ các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học đặc biệt là tự chăm sóc bản thân là điều hết sức quan trọng mà ba mẹ cần áp dụng để trẻ phát triển toàn diện. Hãy là người mẹ đảm đang, thông minh khi biết lựa chọn phương pháp nuôi dạy con khoa học. Chúc các bạn thành công!

Trường mầm non quốc tế tại TPHCM – Những điều bố mẹ có thể làm để giúp con có nền giáo dục tốt nhất

Previous article

Tham khảo các trường tiểu học quốc tế tại TPHCM.

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Giáo dục