Mẹ và bé

Có bầu hay bị gò bụng báo hiệu điều gì?

0

Quá trình mang thai của người phụ nữ là những chuỗi ngày vừa tràn ngập hạnh phúc và vừa nhận thấy sự thay đổi của cơ thể. Cụ thể là tình trạng có bầu hay bị gò bụng, việc mà ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên nếu đây là con đầu lòng thì mẹ bầu sẽ rất bỡ ngỡ và không có kinh nghiệm cho vấn đề trên. Vì vậy bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bà bầu xung quanh hiện tượng xuất hiện cơn gò bụng.

Có bầu hay bị gò bụng là tình trạng thai phụ nào cũng phải trải qua

Có bầu hay bị gò bụng là tình trạng thai phụ nào cũng phải trải qua

Mẹ sẽ gặp cơn gò cứng bụng từ khi nào?

Bà bầu bị gò cứng bụng thường rơi vào 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên cũng có một số mẹ có dấu hiệu sớm hơn từ tháng thứ 6, thứ 7. Trong khoảng 30-60 giây các cơ ở tử cung gò cứng hoặc cuộn lại làm cho bụng mẹ căng tức thì đó chính là cảm giác của gò cứng bụng. Mỗi ngày nó có thể xuất hiện vài lần hoặc vài ngày mới có, giới chuyên môn gọi đây là cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý). Ngày này vẫn có nhiều sự tranh luận về tác dụng của những cơn gò sinh lý này. Một số người nhận định rằng đây giống như một bài tập khởi động cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cơn gò chuyển dạ. Một số khác thì bác bỏ ý kiến này và cho rằng hai việc này không liên quan đến nhau. 

Có bầu hay bị gò bụng báo hiệu điều gì

Theo các chuyên gia, khi bà bầu bị gò cứng bụng ( cơn gò sinh lý ) là lúc tử cung co bóp tạo ra sự săn chắc và tăng lưu lượng máu đến thai nhi. Bên cạnh đó, cơn gò này sẽ giúp đưa em bé vào đúng vị trí thích hợp cho quá trình chuyển dạ. Phần đầu của em bé được đẩy dần xuống khung xương chậu và cổ tử cung thuận lợi về sau thai nhi dễ dàng chui qua ống sinh khi chuyển dạ thật. Như vậy có thể nói, việc có bầu hay bị gò bụng là một dấu hiệu tốt gửi đến mẹ bầu rằng em bé đang phát triển tốt.

Cơn gò bụng xuất hiệnn báo hiệu cho mẹ biết là thai nhi đang phát triển tốt

Cơn gò bụng xuất hiệnn báo hiệu cho mẹ biết là thai nhi đang phát triển tốt

Phân biệt rõ hai cơn gò bụng trong giai đoạn mang thai

Cơn gò sinh lý 

Còn được gọi với các tên khác là cơn gò Braxton-Hicks. Lúc này cảm giác tại vùng bụng sẽ là những cơn cơ thắt của tử cung dễ dàng nhận ra khi để tay lên bụng. Nhìn chung đây chỉ là hiện tượng sinh lý diễn ra bình thường và không gây ra đau đớn. Thời điểm xuất hiện của chúng là bất kì trong ngày ngay cả khi mẹ đang ngủ. Đặc điểm nhận dạng là xảy ra bất chợt, không kéo dài thành cơn chỉ khoảng 30-60 giây, không đau đớn chỉ có cảm giác căng tức tại tử cung.

Giai đoạn này bắt buộc tử cung phải giãn nở để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có bầu hay bị gò bụng. Bên cạnh khi cơ thể bị thiếu nước, làm việc quá độ căng thẳng mệt mỏi, táo bón thai kỳ cũng dễ khiến bụng bị căng cứng. Cơn gò sinh lý chỉ nguy hiểm nếu cơ thể mẹ bầu có những biểu hiện bất thường như bụng bị căng cứng kéo dài lâu hơn và xuất hiện liên tục 

Cơn gò chuyển dạ 

Đây là cơn gò báo hiệu thời điểm chuẩn bị sinh của mẹ. Tần suất xuất hiện cơn gò cứng bụng sẽ dồn dập, kéo dài lâu, kèm theo cảm giác đau đớn mạnh mẽ. Mẹ bầu sẽ cảm nhận cơn đau rõ rệt nhất tại vùng bụng dưới hoặc lưng, một số mẹ còn bị đau ở hai bên sườn kèm theo hiện tượng ra máu hoặc vỡ ối. 

Mẹ cần đi đến ngay bệnh viện nếu trong suốt 1 giờ liên tục bụng bị gò cứng kết hợp với cơn đau kéo dài nhiều hơn 5 phút.

>>> Xem thêm: Thai 35 tuần gò cứng bụng: Bình thường hay nguy hiểm?

Qua những thông tin đã được tổng hợp ở trên, hy vọng mẹ đã có thể giải đáp đầy đủ về vấn đề có bầu hay bị gò bụng. Để giảm bớt áp lực của cơn gò bụng mẹ có thể dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và uống nhiều nước. Chúc mẹ có thật nhiều sức khoẻ để dễ dàng vượt qua giai đoạn này và chờ ngày chào đón con yêu ra đời. 

>>> Xem thêm: 13 mẹo “sống sót” với cơn gò chuyển dạ giả tuần thứ 37

>>> Xem thêm: Những liệu pháp thư giãn cho bà bầu hay bị gò cứng bụng

Khi nào cần uống sữa bầu để đạt hiệu quả tốt nhất

Previous article

Chọn đâu ra một trường mẫu giáo quốc tế tại TPHCM có chất lượng tốt cho con mình?

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Mẹ và bé