Sữa Cho Mẹ

Dinh dưỡng đúng cách với sữa bà bầu

0
Dinh dưỡng đúng cách với sữa bà bầu

Dinh dưỡng chính là chìa khóa để mẹ bầu khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện. Vì thế, mẹ hãy xem ngay bài viết dưới đây để có được lời khuyên đúng đắn nhất.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn cho bà bầu cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin, chất khoáng vi lượng và chất xơ gồm: rau có màu xanh và các loại quả chín.

Lưu ý, tuyệt đối không ăn những thức ăn không tốt cho bạn và bé như các loại thực phẩm không được nấu chín, quá nhiều gia vị v.v. Nếu bạn đang ăn kiêng hoặc ăn chay, bạn cũng cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho bạn và bé, bao gồm:

Các Vitamin A, B, C, D, E, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, hãy chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa bà bầu, trứng, váng sữa, sữa chua…

Acid folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, sữa tốt cho bà bầu rau xanh thẫm, suplơ, đậu…

Sữa bà bầu cung cấp acid folic cho mẹ mỗi ngày

Omega 3: có trong dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá…

Protein (Đạm): các thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu giúp tạo cơ, xương và tạo máu.

Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…

Kẽm: rất nhiều trong cá, hải sản, thịt, thịt gia cầm và sữa. Kẽm rất cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu cuả bé. Kẽm còn cần thiết cho sự phát triển cuả bé trước và sau khi sinh.

Iốt: cần bổ sung iốt để bé phát triển hoàn thiện não bộ.

Nước: Uống ít nhất 8 ly nước lọc mỗi ngày để phòng ngừa táo bón, giúp mẹ và bé khoẻ mạnh.

Ngoài ra, mẹ bầu nên uống thêm sữa cho bà bầu để có được nhiều hơn những dưỡng chất cần cho quá tình phát triển của thai nhi.

>>> Xem thêm: Những món ăn tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ

Lợi ích cua việc sử dụng sữa bầu trong thai kỳ

Cơ thể phụ nữ mang thai luôn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất, nhất là canxi. Sữa bầu vì thế mà được các hãng sản xuất “thiết kế” riêng để ngoài việc thỏa mãn chức năng của các loại sữa nói chung còn cung cấp nhiều vi chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin… Đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt trong quá trình mang thai. Ngoài ra, các loại sữa bà bầu được bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA… hỗ trợ đắc lực cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.

Sữa bầu tốt từ Vinamilk

Sữa bà bầu được các nhà sản xuất tạo ra để giúp mẹ bầu giải quyết những vấn đề trong thai kỳ. Sữa không chỉ giúp mẹ tăng cường năng lượng cho thai kỳ mà còn giúp mẹ bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng các loại chất xơ cũng như lợi khuẩn đường ruột giúp mẹ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Những dưỡng chất trong sữa cho bà bầu cũng như thực phẩm hàng ngày sẽ được mẹ hấp thu tốt hơn. Hệ tiêu hóa ổn định giúp mẹ giảm nguy cơ táo bón và rối loạn tiêu hóa thai kỳ.

Nắm bắt được thể trạng yếu đi mang thai, sữa cho bà bầu bổ sung những khoáng chất và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Cơ thể mẹ sẽ tránh được mệt mỏi cũng như những bệnh do thay đổi thời tiết thất thường. Điều này giúp đảm bảo mẹ không mắc bệnh trong thai kỳ, không phải dùng thuốc để có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, những dưỡng chất trong sữa bầu gồm DHA, Choline, ARA, Taurine, Iod,…đều góp phần trong quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Các dưỡng chất này giúp tăng cường sự hình thành của tế bào thần kinh để bé tiếp thu nhanh hơn quá trình học hỏi và khám phá thế giới xung quanh.

Mẹ hãy tham khảo thêm về sữa bà bầu từ Vinamilk để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Thực phẩm bà bầu không nên ăn

Lẩu: Các nghiên cứu y học cho rằng phụ nữ mang thai ăn lẩu có nhiều cái hại. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hoá bị ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu nhiều.

bà bầu không nên thức ăn sống

Quẩy: Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500g bột mì phải dùng 15g phèn chua. Phụ nữ mang thai mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích luỹ trong cơ thể sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

Nhãn: Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thực phẩm tẩm bổ tốt. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm. Long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hoả, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hoà, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Nếu dùng lâu sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu báo trước việc sẩy thai, sinh non.

bà bầu không nên ăn nhãn

Rau chân vịt: Mục đích của phụ nữ có thai ăn rau chân vịt là nhận được nhiều chất sắt, đề phòng thiếu máu (do thiếu sắt) trong thời kỳ mang thai. Song, một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axit, làm cho chất sắt không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể.

Sơn tra (táo mèo): Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó có vị vừa chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này.

Các thức ăn nhiều mỡ: Nếu phụ nữ mang thai ăn các thức ăn nhiều mõ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư đường sinh dục. Các nhà y học đã chứng minh, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.

bà bầu không nên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ

Thức ăn nhiều đường: ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không có lợi cho sức khoẻ. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus.

Thức ăn quá mặn: Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…).

Thức ăn có nhiều chất chua: Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích luỹ trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi. Vì thế, phụ nữ trong 2 tuần đầu mang thai không nên ăn và uống nhiều đồ chua.

Chè đặc: Trong lá chè có chứa 2% – 5% cafêin có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, tim đập nhanh, huyết áp tăng, kích thích sự cử động của thai nhi, nguy hại đến sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi, sẩy thai. Trong lá chè còn chứa nhiều axit tannic, kết hợp với sắt trong thức ăn của thai phụ thành hợp chất mà cơ thể không hấp thụ được, đồng thời dễ gây thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh ở thai nhi. Cafêin chứa trong lá chè còn có tác dụng kích thích thần kinh khiến người phụ mang thai mất ngủ. Cafêin vào cơ thể thai nhi qua rau thai, gây co thắt ruột và khóc vô cớ. Để sinh hạ được một đứa con khoẻ mạnh, đáng yêu, phụ nữ mang thai không nên uống chè, đặc biệt là chè đặc.

bà bầu không nên uống trà quá đậm

Cà phê: Cà phê có hương vị thơm ngon, lại có thể giúp tỉnh táo, là một thứ đồ uống rất được ưa chuộng. Cafêin chứa trong cà phê có thể hoà tan trong nước và cồn, nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và huyết quản tim. Người bình thường nếu uống cà phê với lượng phù hợp sẽ giúp tập trung tinh thần, giải toả mệt mỏi, nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây nhức đầu, tim đập nhanh… Phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê sẽ khiến muối cà phê phá hoại vitamin, gây thiếu vitamin B1. Biểu hiện là buồn bực, dễ cáu giận, dễ mệt mỏi, kém ăn và táo bón, trường hợp nặng bị viêm thần kinh, to tim, giảm nhịp tim, co cơ và phù thủng, uống lâu dài dễ làm tổn thương thai nhi, gây sẩy thai, ảnh hưởng tới cơ của trẻ sơ sinh. Đồng thời nó có thể tác động lên thai nhi qua rau thai, khiên thai nhi cũng bị kích thích theo, rất nguy hiểm, tăng tỉ lệ sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu và nhẹ cân.

Đồ uống lạnh: Dạ dày và ruột của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, uống nhiều đồ lạnh sẽ gây co huyết quản dạ dày, ruột, làm giảm chức năng tiêu hoá, gây chán ăn, tiêu hoá kém, đi ỉa, đau co thắt dạ dày, giảm sức đề kháng của đường hô hấp, dễ gây viêm đường hô hấp, kích thích thai cử động, thai bất an.

Coca: Trong coca có chứa cafein, cafein có thể nhanh chóng tác động tới thai nhi qua rau thai, qua sữa mẹ, gây đột biến gen cấp dẫn tới mắc bệnh di truyền.

Hãy theo dõi kênh 2Mom – Cẩm nang dành cho mẹ bầu, để được tư vấn và chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích khi mang thai nhé!

Có nên uống sữa bầu? Khi nào nên uống sữa bầu? và những câu hỏi khác liên quan đến dinh dưỡng thai kỳ.

Previous article

Sữa bầu Morinaga và những loại sữa đang được nhiều mẹ bầu ưa thích

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.