Mẹ Nuôi Bé

Cách sử dụng thực phẩm được làm từ sữa bột trẻ em

0

Sữa bột trẻ em hiện nay xuất hiện hầu hết trong các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, những thực phẩm chế biến từ sữa bột này sẽ có cách sử dụng và độ bảo quản khác nhau. Dưới đây là một vài thông tin cần thiết về các loại thực phẩm chế biến từ sữa mà ba mẹ nên biết.

1. Cách sử dụng Phomat cho trẻ

Từ khi bắt đầu vào thời kỳ ăn dặm, bé đã có thể ăn pho mát. Mẹ chỉ cần để ý xem bé có bị dị ứng không hoặc có thích không. Pho mát là một chế phẩm từ sữa, rất giàu đạm, chất béo và can xi. Có thể trộn với cháo, bột hoặc cho ăn riêng nếu bé thích. Nếu cho vào cháo thì mẹ hãy chờ cháo nguội còn chừng 80°c mới dằm vào để pho mát không mất dinh dưỡng. Và nếu đã thêm pho mát rồi thì không thêm dầu mỡ nữa và bớt thịt cá để dinh dưỡng được cân đối.

Pho mát có thể kết hợp với cháo, khoai tây, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, đậu phụ, mì nui, cà chua,… nhưng chớ kết hợp với lươn, cua, mồng tơi, rau dền, vị sẽ ngang và gây đau bụng cho bé. Một ngày bé có thể ăn một lần, một tuần có thể ăn vài ngày, không nên ăn quá nhiều sẽ bị ngán. Khi bé bị rối loạn tiêu hóa thì tạm ngừng ăn vì pho mát không lợi cho tiêu hóa. Bé thừa cân cũng không nên ăn pho mát. Bé dưới 1 tuổi nên ăn loại pho mát có hàm lượng chất béo không quá 20%.

2. Các món ăn vặt dành cho trẻ em

Pho mát, sữa chua, sinh tố, trái cây, chè hoa quả, bánh quy ăn dặm, khoai lang, ngủ cốc đóng gói, kem caramel… là những món ăn vặt lành mạnh, bổ dưỡng cho bé. Mẹ chị lưu ý là cho bé ăn vặt vừa phải, không ăn quá gần bữa chính khiến bé ngang bụng chán ăn trong bữa chính. Đồng thời chọn các món ăn vặt phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé tại thời điểm đó.

Trong đó, kem là món ăn vặt ít dinh dưỡng. Chất tạo màu tạo hương vị không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, lượng đường trong kem là mỗi nguy cho hàm răng sữa của bé, và kem lạnh cũng thường là nguyên nhân gây viêm họng. Nói chung bé dưới 1 tuổi không nên ăn kem, bé trên 1 tuổi cũng chỉ nên ăn rất hạn chế.

Tìm hiểu những món ăn chế biến từ sữa bột trẻ em tốt và không tốt cho bé

3. Những thức uống nên và không nên sử dụng cho trẻ

Hầu hết các loại nước ngọt, cafein, đều không có giá trị dinh dưỡng và chúng đều chứa chất tạo màu, tạo hương vị không có lợi cho bé, có thể khiến bé bứt rứt, bồn chốn. Khí ga và axit có trong nước ngọt có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày còn non yếu của bé. Uống nước ngọt nhiều gây nguy cơ béo phì, thừa cần. Thay vì cho bé uống nước ngọt, mẹ hãy cho bé các thức uống lành mạnh như sữa bột, sữa chua, nước hoa quả để bổ sung các chất dinh dưỡng cho con.

Nhất là khi chọn sữa bột trẻ em, nên chọn những thương hiệu đáng tin cậy như Vinamilk để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Do đây là thương hiệu lâu đời, lại có nhiều cải tiến trong công thức, giúp bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết và bảo đảm an toàn thực phẩm cho trẻ do có sự kiểm duyệt chất lượng rõ ràng.

4. Những thức ăn không đi kèm với nhau trong giai đoạn ăn dặm

– Trứng không nên ăn kèm với sữa đậu nành. Sữa đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong sữa đậu nành cũng có một chất là trypsin ức chế hoạt động của cơ thể, cản trở việc hấp thu protein. Vì thế protein trong trứng gà không thể hấp thu được, gây ra đầy bụng, khó tiêu.

– Sữa bò và hoa quả chua (cam, quýt…): trong sữa bò có chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Nếu pha sữa bò lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua có nhiều axit và vitamin c sẽ làm cho chất caseine kết dính, lắng đọng lại gây khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy. Thậm chí nếu uống lâu dài sẽ có khả năng mắc bệnh methemoglobin, một thứ bệnh gây khó thở, tím tái. Nên ăn/uống cách hai thứ ra khoảng 1 giờ.

– Óc lợn và trứng gà: nhiều mẹ hay trộn óc với trứng gà rán hoặc hấp cho bé ăn, nhưng sự kết hợp này không tốt, đặc biệt cho các bé thừa cân. Trứng trộn chung với óc lợn sẽ trở thành món ăn quá nhiều cholesterol cho bé, để gây béo phì hay các bệnh về tim mạch.

Tuyệt đối không dùng sữa bột trẻ em cùng với sô cô la

– Tôm không nên nấu với cải bó xôi. Cải bó xôi có nhiều axit phytic, nó sẽ liên kết với canxi có trong tôm, tạo thành muối và cơ thể có thể đẩy các hợp chất muối này ra ngoài. Vậy là bé chẳng hấp thu được chút canxi nào.

– Ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng sẽ bị ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính, còn nếu ăn hồng cách thời gian ăn trứng từ 1 -2 giờ cũng bị nôn mửa. Lý do là trong trứng có nhiều protein, trong hồng có nhiều tannin, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành một chất đau bụng, nôn mửa, thậm chí co thắt nặng. Vì vậy, mẹ hãy hết sức cẩn thận với hai món này.

– Cà chua không nên ăn với khoai tây, vì trong cà chua chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic, kết hợp với khoai tây trong dạ dày sẽ thành chất khó tiêu cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, bé có thể bị đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

– Thịt lợn không nên nấu chung với thịt bò, vì thịt bò tính ôn thịt lợn tính hàn, kết hợp với nhau sẽ bị giảm nhiều giá trị dinh dưỡng. Mẹ không nên nấu lẫn thịt lợn với thịt bò trong bát cháo của bé.

– Sô cô la không nên ăn với sữa. Sô cô la chứa axit oxalic còn sữa lại chứa nhiều protein và canxi, khi trộn vào nhau sẽ tạo ra canxi oxalate không tan trong nước. Bé ăn uống hai thứ này cùng nhau có thể bị tiêu chảy.

 

5. Thức ăn được tiêu hóa ra sao trong hệ tiêu hóa của con?

Sữa bột trẻ em tiêu hóa trong dạ dày bé từ 3-4 giờ. Một bữa ăn cân bằng, bé tiêu hóa mất khoảng 4 giờ, nếu bữa ăn có nhiều dầu mỡ có thể tiêu hóa mất 6 giờ. Đó là lý do vì sao các bữa ăn chính của bé ăn dặm nên cách nhau khoảng 4 giờ đồng hồ.

Trong các chất dinh dưỡng thì chất bột đường (tinh bột) tiêu hóa nhanh nhất, nếu bé biết nhai thì tinh bột được tiêu hóa tại khoang miệng nhờ men amylaza của tuyến nước bọt tiết ra, sau đó tinh bột tiếp tục được tiêu hóa tại ruột non và chỉ sau ăn 20-30 phút đường glucose trong tinh bột đã được hấp thu vào trong máu. Tiếp đến là chất đạm (protein), được tiêu hóa chậm hơn tại dạ dày nhờ men pepsin.

Chất béo đã được nhũ tương hóa (chất béo trong sữa và trứng) thì được tiêu hóa một phán tại dạ dày, còn lại phần lớn sẽ được tiêu hóa tại ruột non. Ruột non chính là nơi tiêu hóa hấp thu thức ăn quan trọng nhất nhờ các men của dịch tụy, dịch ruột, dịch mật biến chất đạm, chất bột đường, chất béo thành những chất đơn giản nhất để hấp thu vào máu. Như vậy chất bột đường được tiêu hóa nhanh nhất sau đó đến chất đạm, cuối cùng là chất béo.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số mẹo hữu ích khác theo đường dẫn sau: https://goo.gl/3RbXJF

Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi nào tốt nhất hiện nay?

Previous article

Những điều nên và không nên làm trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.