Hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua trong thai kỳ là cơn gò bụng. Với những thai phụ lần đầu mang thai sẽ có chút lo sợ và bỡ ngỡ. Bài viết này sẽ cung cấp một vài thông tin giúp mẹ phân biệt các cơn gò bụng và một số cách để mẹ bầu bị gò cứng bụng cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi xuất hiện những cơn gò bụng mẹ đừng quá lo lắng
Cơn gò cứng bụng là gì?
Bạn sẽ cảm nhận được tử cung đang co thắt trong một thời gian ngắn và không liên tục đó chính là cơn cứng gò bụng. Hiện tượng này thường xuất hiện từ cuối quý 2 đến khoảng quý 3 của kỳ thai, tuy nhiên có vài trường hợp sẽ sớm hơn khi chị em mang thai từ tháng thứ 3 trở đi. Đặc biệt tháng cuối thai kì sẽ có những cơn đau dồn dập và kéo dài khác xa với cảm giác chỉ đau bất chợt trong 30- 60. Vì vậy, đây chính là lí do các mẹ phải trang bị kiến thức kỹ càng để phân biệt được đâu chính xác là lúc mình nên đến gặp bác sĩ cho quá trình chuẩn bị sinh.
>>> Xem thêm: Âm nhạc – liệu pháp an toàn dành cho bà bầu 20 tuần bị gò cứng bụng
Dấu hiệu nhận biết cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ
Cơn gò sinh lý
Trong khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, biểu hiện mẹ bầu bị gò cứng bụng sẽ xuất hiện bất chợt trong ngày. Những cơn gò này như quá trình luyện tập co giãn tử cung tạo sự săn chắc và tăng lưu lượng máu dẫn đến thai nhi. Ngoài ra nó còn có tác dụng, giúp em bé dần dần được đưa vào đúng vị trí thích hợp cho quá trình chuyển dạ sau này.
Bầu bị gò cứng bụng là biển hiện bình thường trong thai kỳ
Các dấu hiệu giúp nhận biết nhanh cơn gò sinh lý:
- Xuất hiện bất chợt, kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 30-60 giây, không tạo thành cơn.
- Sẽ biến mất nếu thay đổi tư thế hiện tại, nghỉ ngơi, thư giãn.
- Cơn co thắt chủ yếu tập trung tại vùng bụng dưới, không liên tục cũng không mạnh dần lên.
>>> Xem thêm: Thai nhi 37 tuần gò cứng bụng – dấu hiệu mẹ sắp sinh rồi nhé!
Cơn gò chuyển dạ
Lúc này bụng bầu sẽ tụt xuống thấp do đầu em bé đã di chuyển sâu vào phần khung xương chậu của mẹ. Vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy một nút nhầy được thải ra ( nút này được tích luỹ ở cổ tử cung trong suốt thai kỳ) vì cổ tử cung đã giãn nở rộng ra để chuẩn bị quá trình sinh nở. Mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn đau bắt đầu dồn dập liên tục và mạnh hơn.
Dấu hiệu nhận biết cơn gò chuyển dạ:
- Tần suất xuất hiện cơn đau khoảng 10 phút/lần
- Đau thành cơn và đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng
- Một số trường hợp thấy đau quặng tại hai bên sườn
- Vỡ ối hoặc ra máu
>>> Xem thêm: Mẹo ngủ ngon giấc khi bầu 6 tháng bị gò cứng bụng
Những cách giúp quên đi cơn đau gò bụng
Mẹ bầu hay bị gò cứng bụng chắc hẳn đều sẽ cảm thấy không thoải mái và khó chịu. Để nhanh chóng vượt qua những điều này mẹ hãy cùng tham khảo một số cách sau đây nhé:
Đi bộ hoặc thay đổi vị trí: tạo sự linh hoạt và dẻo dai.
Massage thư giãn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Thời gian này cơ thể mẹ sẽ hoàn toàn được nghỉ ngơi và tận hưởng.
Tắm vòi sen hoặc ngâm bồn cùng nước ấm sẽ làm dịu tử cung và giảm nhanh cơn đau. Lưu ý nhỏ là mẹ nên thử nhiệt độ nước trước khi sử dụng nhé. Không nên để quá nóng hoặc quá lạnh.
Thiền: biện pháp an toàn nhất cho bà bầu. Cơ thể lúc này sẽ rũ bỏ hết mọi suy nghĩ căng thẳng và đánh thức mọi giác quan của mẹ. Bỏ hết lại những âu lo của thường nhật mẹ hãy tập trung hít thở và cảm nhận từ từ cơn gò cứng bụng sẽ đi mất.
Uống nhiều nước mỗi ngày , ăn uống nhẹ, hoặc ngủ một chút.
Nghe nhạc: từ trước đến nay âm nhạc luôn có một tác dụng thần kì nào đó giúp xoa dịu mọi thứ. Cơ thể sẽ dễ dàng tìm lại niềm vui trong bài hát, giúp giải toả căng thẳng cho mẹ. Ngoài ra, nó còn làm cải thiện phản xạ và kích thích phát triển thính giác cho thai nhi.
Thiền là biện pháp hiệu quả tình trạng bầu bị gò cứng bụng
Quá trình mang thai đúng là không hề dễ dàng một chút nào đúng không các mẹ. Nhưng sau khó khăn, sẽ là lúc gặt hái quả ngọt- chính là ngày chào đón con yêu ra đời. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp ích phần nào trong giai đoạn thai kỳ của mẹ được khoẻ mạnh và suôn sẻ.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về tình trạng gò cứng bụng khi mang thai
Comments