Mẹ Nuôi Bé

Nguồn sữa nào tốt nhất cho bé khi chào đời?

0

Trong giai đoạn sơ sinh, hầu hết các chất dinh dưỡng trẻ nhận được đều từ sữa, nhưng để biết sữa nào tốt nhất cho bé, ba mẹ nên tham khảo những thông tin sau để tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho việc chăm sóc trẻ nhé!

1. Sữa nào tốt nhất cho bé trong giai đoạn sơ sinh?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, trong những năm đầu đời thì sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho nên tối ưu nhất vẫn là cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong suốt 5-6 tháng đầu đời. Bé của bạn nhận được tất cả dưỡng chất bé cần mà hoàn toàn không cần thêm thức ăn khác – không trà, không nước ép hay bất cứ thứ nào. Vì vậy, có thể nói sữa mẹ đã giúp giải đáp cho câu hỏi: sữa nào tốt nhất cho bé.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, số lượng các bà mẹ cho con bú liên tục tăng. Tuy nhiên, chỉ có rất ít các bà mẹ thực hiện điều mà đối với trẻ là tốt hơn tất thảy: cho trẻ bú hoàn toàn 5-6 tháng đầu mà không cần bổ sung bất cứ thực phẩm nào. ưu điểm của việc cho con bú là không thể tranh cãi và sẽ không bao giờ là thừa khi thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ không thể nhận được nguồn dinh dưỡng vàng này, cho nên phải thay thế bằng nguồn dinh dưỡng khác. Vì thế, đứng sau sữa mẹ chính là sữa công thức. Hiện nay, với sự tiến bộ trong ngành sữa ngoài, các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk đã cho ra đời những dòng sản phẩm chứa thành phần tương tự sữa mẹ, giúp bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho những trường hợp trẻ thiếu sữa mẹ. Nên các gia đình có thể yên tâm sử dụng cho bé. Tuy nhiên, nếu không có gì bất thường thì vẫn khuyến khích cho việc bú mẹ là chính, chứ không nên vội vàng đổi ngay phương pháp nuôi con trong những năm đầu đời.

Sữa nào tốt nhất cho bé trong giai đoạn sơ sinh?

2. Những điều cần lưu ý khi cho trẻ bú

Tuy không thể đi sâu vào tất cả các chi tiết về chủ đề “cho con bú” nhưng chúng tôi sẽ tóm gọn cho bạn những ý chính quan trọng nhất:

– Sau khi sinh, người mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt – tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau sinh.

– Mẹ và con nên luôn luôn được ỏ gần nhau càng lâu càng tốt. Qua đó, việc cho con bú sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, cơ thể người mẹ còn là nguồn giữ ấm tốt nhất cho trẻ mới sinh.

– Sữa sẽ về ngay cả khi bạn mất một thời gian ngắn mới có thể cho bé bú – ví dụ như sau một ca sinh mổ.

– Không cho con bạn ăn thêm bất cứ thực phẩm nào: không trà, không thức uống có đường, không sữa ngoài.

– Trong tuần đầu tiên chỉ cho con ngậm ti giả khi bé đã bú mẹ tốt.

– Bé cần được cho ăn 8 – 12 lần một ngày trong tuần đầu sau khi ra đồi. Đừng đợi cho đến lúc con bạn gào khóc vì đói! Bạn có thể nhận ra con đói khi bé nhai tóp tép và miệng bé chúm chím tìm vú mẹ. Từ tuần đầu tiên đến tuần thứ ba, bạn nên đánh thức con để cho bú nếu bé hơn bôn tiếng đồng hồ chưa có tín hiệu muốn ăn.

– Để bé bú bao lâu tùy ý và luôn chú ý cho bé bú đều hai bên bầu ngực.

– Lượng sữa mẹ tiết ra và nhu cầu bú của bé sẽ tự có sự điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, phải sau vài tuần thì mọi thứ mới hoàn toàn đồng điệu với nhau.

Vinamilk là thương hiệu sữa cho bé được các bà mẹ tin dùng

3. Lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ và chính người mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất với nhu cầu của trẻ và hơn hẳn bất cứ một loại thực phẩm nào khác.

– Sữa mẹ đặc biệt bởi thành phần của sữa có thể thay đổi trong ngày cũng như trong suốt thời gian cho con bú. Sữa mẹ cũng phù hợp với những nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ.

– Sữa mẹ dễ tiêu, giúp bảo vệ các mô ruột còn non yếu của trẻ sơ sinh khỏi bị viêm và tổn thương.

– Sữa mẹ chứa chất đề kháng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh tiêu chảy và hạn chế những diễn biến phức tạp của căn bệnh này.

– Trẻ bú mẹ hoàn toàn hiếm khi bị mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính như viêm màng não, viêm tai giữa và viêm phế quản. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng tỉ lệ tử vong trong năm đầu tiên của trẻ bú mẹ thấp hơn tới 21% so với trẻ ăn sữa ngoài!

– Những nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, cho con bú có thể giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm các bệnh như đột tử trẻ sơ sinh, ung thư và tiểu đường (tuýp 1 và 2) bao gồm cả thừa cân và béo phì.

– Trẻ bú mẹ hoàn toàn cũng ít khi bị dị ứng thức ăn, hen suyễn và gặp các vấn đề về da liễu.

 – Tuy nhiên, các bạn đừng suy diễn ra những kết luận sai lầm: không một bà mẹ nào lại phải chịu “tội” trước việc con nhiễm bệnh mãn tính khi họ không thể hay không muốn cho con bú. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc mắc các căn bệnh này. Kể cả trẻ được cho bú vẫn có khả năng bị tiêu chảy, ho, viêm phế quản hoặc dị ứng.

Việc bé bú sữa mẹ không chỉ có nhiều ưu điểm cho bé mà còn cả cho chính các bà mẹ nữa:

– Sau khi sinh con, người mẹ càng cho con mình bú sớm bao nhiêu thì cơ thể họ càng tiết ra nhiều hoóc môn Oxytocin kích thích cho tử cung co nhanh hơn. Hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh do đó cũng sớm chấm dứt hơn.

– Người mẹ cho con bú sau sinh sẽ nhanh chóng lấy lại được trọng lượng cơ thể ban đầu.

– Ung thư buồng trứng và ung thư vú hiếm gặp hơn.

– Khi về già, khả năng tránh được nguy cơ bị gãy xương cũng cao hơn.

– Thay vì phải cho con ăn sữa ngoài, cho con bú thuận tiện cũng như hợp vệ sinh hơn và qua đó còn tiết kiệm được chi tiêu.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số mẹo chăm sóc trẻ hiệu quả khác theo đường dẫn sau: https://goo.gl/3RbXJF

Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi nào tốt nhất hiện nay?

Previous article

Những điều nên và không nên làm trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.