Đối với mẹ sau sinh và đang cho con bú sẽ có nhiều thắc mắc đặc biệt đối với những mẹ mới sinh con lần đầu sẽ còn nhiều ngạc nhiên hơn từ việc nhận biết loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh khi cho bú lần đầu đến các hiện tượng mẹ chưa từng thấy bao giờ.
Một trong những câu hỏi vì sao cũng như những hiện chung của nhiều mẹ sẽ được giải đáp tại đây.
Sữa đầu và sữa cuối là gì?
Khi bé mới bú, sữa mẹ tiết ra lúc này gọi là sữa đầu. Sữa đầu có lượng sữa nhiều nhưng lại ít chất béo. Còn sữa bé bú vào giai đoạn gần cuối gọi là sữa cuối. Sữa này có lượng sữa ít nhưng hàm lượng calorie, chất béo cao và có những chất dinh dưỡng cần thiết khác cho trẻ. Do đó, khi cho con bú, bạn nên chú ý để làm sao bé có thể bú được đầy đủ lượng sữa cuối nhé.
Thông thường, sữa cuối sẽ có màu trắng kem và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như giúp trẻ no lâu, buồn ngủ và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bé có thể bỏ lỡ lượng sữa ở giai đoạn cuối của cữ bú khi thời gian bạn cho con bú ngắn.
=>> Đọc ngay: Đâu là sữa tốt nhất cho trẻ mới sinh
Sữa cuối xuất hiện khi nào?
Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé bú sữa mẹ khoảng 10 – 15 phút mỗi bên ngực. Trong những ngày đầu, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để cơ thể quen với việc tiết sữa. Hãy để con được bú mẹ lâu hơn, hành động này tạo điều kiện cho bầu ngực sản xuất sữa cuối với lượng calorie cao.
Khi thiên thần nhỏ lớn hơn, bé sẽ không cần bú sữa mẹ lâu. Bạn có thể thấy bé có khả năng bú mẹ trong vòng chưa đầy 10 phút và nhận được cả sữa đầu và cuối.
Làm sao để cân đối sữa đầu và sữa cuối? Lượng sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh?
Bé cần được bú đủ sữa cuối để cảm thấy thỏa mãn giữa các lần bú và tăng cân. Nếu không bú đủ lâu, con có thể không nhận đủ sữa mẹ và sẽ không bú đủ sữa cuối. Một vấn đề làm bé không thể bú sữa này là mẹ tiết quá nhiều sữa. Khi nguồn sữa mẹ dư thừa, bé có thể bú được rất nhiều sữa và bú no trước lúc sữa cuối tiết ra.
Nếu con bú quá nhiều sữa hoặc không bú được sữa cuối, bạn có thể nhận thấy bé có các triệu chứng sau:
-
- Đầy hơi
-
- Khóc, đau bụng và các triệu chứng giống như colic
-
- Phân xanh, lỏng
- Con đói hơn bình thường.
Nếu có những dấu hiệu trên, bạn có thể cố gắng cho bé bú sữa mẹ chỉ một bên ngực trong mỗi cữ để giúp con có thể bú được sữa cuối.
Làm thế nào để thu thập sữa cuối cho bé sinh non và bé bị bệnh?
Với trẻ sinh non và trẻ gặp vấn đề sức khỏe bẩm sinh như mắc bệnh tim, thận, phổi, dạ dày…, sữa cuối thật sự tốt vì cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên giúp trẻ tăng cân tốt. Để thu thập loại sữa cuối cho bé sinh non, bạn nên sử dụng một máy hút sữa, sau đó tách riêng sữa đầu và sữa cuối bằng cách:
-
- Khi bạn bắt đầu hút, sữa sẽ hơi loãng, tiếp tục hút trong khoảng 2 phút, dừng lại và thay bình đựng sữa. Lượng sữa thu thập được lúc này là sữa đầu.
-
- Đặt máy hút sữa vào hút tiếp cho đến khi vú cạn hết sữa. Sữa lúc này trông đậm đặc hơn và đây là sữa cuối.
-
- Dán nhãn sữa đầu và sữa cuối lên trên bình chứa sữa.
-
- Đưa bình sữa cuối cho nhân viên y tế để họ có thể cho con đang nằm trong lồng kính bú.
- Còn lượng sữa đầu, bạn có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh và lấy ra dùng khi cần thiết.
=>> Đọc ngay: Sữa tốt cho trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi
Tại sao sinh con trai đau hơn so với sinh con gái
Làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời dù bạn phải trải qua một cuộc lâm bồn đau đớn. Liệu mức độ đau đẻ có khác nhau khi sinh con trai hay con gái? Nghiên cứu mới đây tại Tây Ban Nha đã ghi nhận sinh bé trai có thể khiến bạn đau nhiều hơn khi sinh bé gái đấy.
Tờ nhật báo Pediatric Research (Nghiên cứu Nhi khoa) đã đăng tải nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Granada và Bệnh viện San Cecilio Clinical Hospital, Tây Ban Nha. Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu có một không hai này là để xác nhận xem mức độ đau đẻ có liên quan đến giới tính của bé không.
Nghiên cứu được thực hiện với 56 phụ nữ mang thai khỏe mạnh, có 27 người sinh bé trai và 29 người sinh bé gái. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ nghiên cứu mức độ tổn hại của cơ thể người mẹ. Họ ghi nhận được những mẹ sinh con gái ít bị tổn thương hơn. Đồng thời nghiên cứu còn phát hiện sinh bé trai sẽ đau hơn so với sinh bé gái.
Dựa theo nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận mức độ đau đẻ có liên quan đến giới tính của bé vì những lý so sau:
-
- Hệ thống enzyme ở bé gái trưởng thành hơn khi bé được sinh ra. Điều này hình thành một hàng rào bảo vệ các tế bào không bị tổn thương.
- Bé gái còn chứa các chất chống oxy hóa tốt nhiều hơn so với bé trai. Những chất trên giúp giảm tổn thương đến màng tế bào khi trẻ sinh ra đồng thời tối ưu hoạt động trao đổi chất của tế bào.
Với những điều trên, mẹ bầu sẽ ít bị viêm và ít đau hơn khi sinh bé gái.
Tại sao sữa mẹ lại có máu?
Lần đầu tiên nhìn thấy sữa mẹ có lẫn máu có thể khiến bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng bình thường, đặc biệt là đối với những phụ nữ mới sinh. Và tình trạng này cũng chưa chắc có nghĩa là bạn đang mắc phải bệnh nào đó. Vì vậy đừng vội vàng lo lắng cũng như tìm kiếm loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh để thay thế sữa mẹ.
Thực tế, máu lẫn trong sữa mẹ thường rất khó nhận ra, trừ khi bạn hút sữa ra đựng vào bình hoặc bé trớ sữa có máu hay phân của bé có lẫn chút máu.
Máu xuất hiện trong sữa mẹ vì rất nhiều lý do. Đa số các lý do này thường không nghiêm trọng và có thể giải quyết được. Thông thường, tình trạng này sẽ không dài quá 1 tháng, trừ khi núm vú của bạn bị tổn thương. Nếu tình trạng sữa mẹ có lẫn máu kéo dài hơn 1 tháng, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Một số nguyên nhân khiến sữa mẹ có lẫn máu bạn nên biết:
1. Nứt núm vú
Núm vú bị nứt hoặc tổn thương có thể khiến sữa mẹ có máu. Tình trạng này có thể xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh, khi bé chưa đủ khả năng bú mẹ hiệu quả hoặc do bạn chưa biết cách đặt núm vú vào miệng bé. Nếu núm vú bị trầy xước, phồng rộp hoặc có các vết thương hở, các mô sẽ bị chảy máu do sức căng khi bé bú hoặc khi bạn dùng máy hút sữa mẹ. Nếu vấn đề này vẫn tiếp tục xảy ra sau vài tuần, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
2. Hội chứng căng mạch máu (Rusty Pipe Syndrome)
Hội chứng căng mạch máu là một nguyên nhân phổ biến khiến sữa mẹ có lẫn máu, thường xảy ra trong vài ngày đầu sau khi sinh. Khi mắc phải hội chứng này, sữa mẹ sẽ có màu đỏ, giống như màu của rỉ sắt.
Căng mạch máu là tình trạng có một lượng máu lớn hoặc các loại dịch khác chảy vào bầu vú. Sự dồn lên đột ngột sẽ làm phì đại ống dẫn sữa. Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất sữa ở vú. Một ít máu có thể còn lại trong ống sẽ chảy ra ngoài theo dòng sữa.
Tình trạng này không gây đau đớn và có thể xảy ra ở một hoặc hai bên vú. Thông thường, hội chứng căng mạch máu sẽ tự biến mất mà bạn không cần phải làm gì cả. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng sữa mẹ có lẫn máu kéo dài vài tuần thì bạn nên nói với bác sĩ.
3. U nhú bên trong ống dẫn sữa (Intraductal Papilloma)
Đây là những khối u nhỏ, lành tính, trông giống như những nốt mụn cơm hình thành trong ống dẫn sữa. Những khối u này có thể gây chảy máu và khiến máu xuất hiện trong sữa mẹ. Thông thường, tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Đôi khi bạn có thể thấy đau nhưng những u nhú này không gây ra cục u nào cả. Một nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là bệnh xơ nang vú, một tình trạng lành tính có thể sẽ khiến vú bạn cảm thấy sần sùi.
4. Vỡ mao mạch
Chấn thương hoặc tổn thương các mạch máu nhỏ hoặc mao mạch ở vú do sử dụng máy hút sữa mẹ không đúng cách hoặc do chấn thương ngực cũng có thể khiến máu rò rỉ vào ống dẫn sữa và chảy vào sữa mẹ.
5. Viêm vú
Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng ở vú, gây chảy máu. Các cục u xuất hiện nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm vú trong giai đoạn sớm. Nếu bị viêm vú, bạn sẽ thấy sưng và đau ở bên bú bị viêm. Ngoài ra, vú cũng sẽ bị đỏ, nóng và đau nhức khi chạm vào. Hãy nói chuyện với bác sĩ ngay nếu bạn thấy mình có các triệu chứng trên nhé.
6. Ung thư vú
Ung thư vú là nguyên nhân hiếm gặp nhất gây ra tình trạng sữa mẹ có lẫn máu. Và một số dạng ung thư vú có thể dẫn đến tình trạng chảy máu núm vú như ung thư biểu mô ống dẫn sữa và bệnh Paget. Vì vậy hãy gặp Bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Sữa mẹ có lẫn máu liệu có an toàn cho bé hay không?
Sữa mẹ có lẫn máu có gây hại gì cho trẻ không? Màu sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất?
Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ của Úc thì sữa mẹ có rất nhiều màu sắc và thường thay đổi liên tục. Sữa non có màu vàng nhạt, trong khi sữa sau lại có màu trắng và hơi có ánh xanh tím. Vì vậy việc máu lẫn vào sữa mẹ chỉ có thể làm sữa đổi sang màu có sắc đỏ, hồng, nâu cà phê, cam hoặc xanh ô liu, và dĩ nhiên sẽ không gây hại cho bé và bạn không cần phải ngưng cho bé bú.
Bé có thể nôn/trớ ra sữa có lẫn một chút máu hoặc máu có thể đi qua đường tiêu hóa và xuất hiện trong phân. Nếu bé bú một lượng lớn sữa mẹ có lẫn máu thì bé có thể nôn ra dịch có màu sẫm hoặc phân của bé có màu tối. Trong trường hợp này, bạn không cần quá lo mà hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Hãy chắc chắn rằng bạn không mắc phải bất cứ bệnh nào có thể truyền sang cho bé thông qua sữa mẹ. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm HIV/AIDS, viêm gan hoặc nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng huyết thì tốt nhất bạn nên dừng cho con bú và hỏi ý kiến bác sĩ.
Đôi khi, sữa mẹ đổi màu cũng không có nghĩa là có máu lẫn trong sữa vì một số loại thực phẩm mà bạn ăn cũng có thể khiến màu của sữa mẹ bị thay đổi.
Nếu nhận ra sữa mẹ có lẫn máu, bạn phải làm gì?
Bạn không nên hoảng sợ mà hãy tuân thủ những bước sau:
-
- Tiếp tục cho bé bú hoặc hút sữa kể cả khi bạn thấy sữa mẹ có lẫn máu.
-
- Chỉ cần bé vẫn bú tốt và không nôn mửa, bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé bú sữa mẹ có lẫn máu.
-
- Hãy hỏi bác sĩ để biết cách cho bé bú tốt hơn và có vị trí cho bé bú phù hợp, thoải mái.
-
- Theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, sưng, đau và nóng đỏ ở vú.
-
- Các tình trạng nhiễm trùng như viêm vú cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị đúng cách, có khả năng bạn sẽ bị tắc ống dẫn sữa và không thể cho con bú được nữa.
-
- Thoa lanolin hoặc vaselin lên núm vú, để giảm tình trạng khô và nứt núm vú, bạn có thể
-
- Bạn có thể sử dụng các loại kem an toàn cho bé để thoa lên núm vú.
-
- Duy trì việc vắt sữa từ 8 – 10 lần/ngày và tìm các giải pháp khác để thay thế sữa mẹ.
-
- Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng chảy máu và nếu tình trạng không biến mất trong một tuần thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.
- Khi vắt sữa bằng tay, hãy nhớ chú ý vắt thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn dùng máy hút có tốc độ và áp lực vừa phải.
Sữa mẹ có lẫn máu thường không gây hại cho bé. Do đó, bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
>>> Đọc ngay: Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt an toàn nhất
Kết luận
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu những thắc mắc của mẹ sau khi khi cho con bú cũng như những câu hỏi sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh đã được giải đáp. Vậy các mẹ có thể yên tâm để cho con bú khi gặp những trường hợp như trên cũng như biết cách cho con bú hiệu quả hơn.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề chăm sóc mẹ và bé hãy tham khảo thêm tại 2Mom.
Comments