Chất dinh dưỡng là những yếu tố không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là chất sắt và chất béo, không những có nhiều trong các loại thực phẩm mà trong sữa bột cho bé cũng chứa những dưỡng chất này. Vậy vai trò cùa những chất này đối với cơ thể con như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vai trò của chất sắt trong thực phẩm và sữa bột cho bé
Sắt rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn trí não. Cơ thể trẻ sơ sinh luôn tích trữ sản một lượng sắt tiêu thụ trong vòng sáu tháng đầu tiên. Sau thời gian đó, trẻ cần được cung cấp bổ sung lượng chất sắt cần thiết, nếu không trẻ sẽ bị thiếu máu, mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng. Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị thiếu chất sắt, vì lượng sắt dự trữ trong cơ thể của trẻ chỉ đủ để tiêu thụ trong khoảng sáu tuần, thay vì sáu tháng như trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện bổ sung chất sắt cho trẻ, mà tốt nhất cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi cần lượng chất sắt rất cao vì đây là giai đoạn rất quan trọng để phát triển và hoàn thiện não bộ của trẻ. Trong sữa bột cho bé theo từng nhóm tuổi khác nhau để bổ sung thêm chất sắt và đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
– Nhận biết những trường hợp thiếu sắt:
Tình trạng thiếu sắt ở trẻ khá phổ biến, chiếm khoảng 25%. Tuy nhiên rất khó nhận biết những dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt, ngay cả khi trẻ bị nhiễm trùng hay đau ốm. Vì vậy, khi thấy trẻ xanh xao, phờ phạc, mệt mỏi, biếng ăn, bạn phải nghĩ ngay đến trường hợp thiếu chất sắt và tìm mọi cách bổ sung bằng những thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ và đồng thời tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
– Nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt
Chất sắt cung cấp từ nguồn động vật như các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt heo…), gan; các loại cá có dầu như cá ngừ, cá thu, cá hồi dễ được cơ thể hấp thu hơn so với chất sắt cung cấp từ nguồn thực vật như các loại đậu, rau có màu xanh sậm và các thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc và các loại sữa bột cho bé của những thương hiệu lớn đáng tin cậy như Vinamilk, Nestle, Th True Milk, v.v…
Để cải thiện khả năng hấp thu chất sắt cung cấp từ các nguồn thực vật, trong bữa ăn của trẻ, chúng ta có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin c như quả kiwi, trái cây có vị chua, dâu, nước ép trái cây, ớt ngọt… hay các thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt động vật (loại không có mỡ).
2. Vai trò của chất béo trong thực phẩm cho bé
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể con người, đặc biệt trẻ em đang ở giai đoạn phát triển cần nhiều chất béo hơn so với người lớn. Trẻ cần được ăn những thực phẩm có nhiều năng lượng như trứng, thịt, pho – mát. Trẻ khoảng 1 tuổi cần cung cấp từ 40 – 50% năng lượng từ chất béo (trong sữa mẹ có hơn 50% chất béo); khi trẻ lớn dần, tỷ lệ này sẽ giảm dần, còn khoảng 35%. Tuy nhiên, bạn cần chú ý phân biệt các loại chất béo khác nhau sau đây để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất béo cần thiết cho cơ thể trẻ:
Chất béo bão hòa được cung cấp chủ yếu từ các nguồn thịt động vật. Ở nhiệt độ bình thường, chất béo bão hòa tồn tại ở dạng đặc. Bơ, mỡ và phần mỡ trong thịt cùng với các sản phẩm được chế biến từ sữa phần lớn thuộc loại chất béo bão hòa. Nó có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Người lớn dùng nhiều chất béo bão hòa rất dễ bị các bệnh về tim mạch.
Bạn cần phải giới hạn hàm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của trẻ bằng cách chọn các loại thịt nạc, dùng dầu thực vật thay cho bơ và mỡ khi chế biến thức ăn cho trẻ, tốt nhất nên làm món hấp, món nướng… Tuy sữa và pho-mát có chứa các chất béo bão hòa nhưng đây cũng là nguồn cung cấp rất nhiều can-xi, chất đạm và vitamin cho cơ thể.
Chất béo phi-bão hòa đơn thể thường có dạng lỏng khi ở nhiệt độ bình thường. Dầu ô-liu, dầu cải, chất béo trong quả hạch, trái bơ… là chất béo phi – bão hòa đơn thể. Chất béo thuộc loại này có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, dùng dầu cải và dầu ô-liu để chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao được xem là an toàn nhất đối với sức khỏe của con người.
Chất béo phi – bão hòa đa thể có trong bắp, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Loại chất béo này cũng có thể làm giảm mức cholesterol trong máu. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ sử dụng cân bằng nhiều loại chất béo phi-bão hòa khác nhau để bảo vệ và duy trì sức khỏe tốt.
Chất béo chuyển thể là những loại chất béo có dạng cứng dùng trong chế biến sản xuất các thực phẩm thương mại. Chất béo chuyển thể có trong bơ thực vật, bánh qui và bánh ngọt bán trên thị trường. Theo nhiều chuyên gia, ăn những thực phẩm được chế biến từ loại chất béo này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người còn hơn tác hại của các chất béo bão hòa. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm có thành phần chất béo này.
Các acid béo tối cần thiết (EFAs) gồm có hai loại là omega-3 hoặc omega-6. Hai loại acid này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ vá thị giác. Khác hẳn với các loại chất béo trên, cơ thể con người không tự tổng hợp được các acid béo này.
Thông thường, chất béo omega-6 có trong các món ăn nhiều gấp 10 lần so với omega – 3. DHA vốn có nhiều trong các loại cá có dầu, là loại omega – 3 tối cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện các mô não của con người. Ngoài ra, các acid béo này cũng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khả năng tập trung, chú ý và kiểm soát thái độ, hành vi ứng xử của con người. Theo nhiều công trình nghiên cứu y học cho biết, đối với những trẻ gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, vận động hoặc tập trung suy nghĩ, nếu được cung cấp một chế độ dinh dưỡng có nhiều acid béo tối cần thiết EFAs sẽ cải thiện được tình trạng này.
Cảm ơn ba mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết: những chất dinh dưỡng trong thực phẩm và sữa bột cho bé.
Tham khảo thêm những mẹo nuôi bé cực kì thú vị ngay tại đây nhé!
Comments