Mẹ và bé

Táo bón – thủ phạm dẫn đến cơn gò cứng bụng khi mang thai

0

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuy không gây nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến cơn gò cứng bụng. Táo bón ở bà bầu là hệ quả của chế độ ăn uống thiếu khoa học. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào để có thể phòng ngừa và khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 Vì sao các mẹ bầu hay bị táo bón?

Phụ nữ khi mang thai thường rất dễ bị táo bón. Bên cạnh nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống thiếu khoa học thì sau đây là một số nguyên nhân khác mà mẹ bầu nên biết:

Hormone bị thay đổi

Khi mang thai cơ thể tiết ra nhiều hormone thai kỳ, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra rất nhiều thay đổi cho cơ thể mẹ bầu, trong đó phải kể đến táo bón. 

Theo các chuyên gia, chứng táo bón ở bà bầu là do sự sản sinh của hormone progesterone nhiều hơn bình thường. Do đó, hoạt động của hệ tiêu hóa bị cản trở và chậm lại khiến nhu động ruột co bóp kém. Điều này gây cản trở quá trình đẩy chất thải ra ngoài dẫn đến chứng táo bón.

Sự phát triển của tử cung

Tử cung phát triển là hiện tượng không thể tránh khỏi khi mang thai. Do sự phát triển của thai nhi nên tử cung cần mở rộng hơn để có thể chứa em bé. Đây là lí do gây chèn ép và tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Do vậy hệ tiêu hóa sẽ làm việc kém hiệu quả hơn và thức ăn cũng sẽ phân hóa chậm rãi hơn dẫn đến tình trạng táo bón.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên, có một vài yếu tố khác có thể gây táo bón cho mẹ bầu như:

  • Mất nước do hiện tượng thai nghén
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng
  • Sử dụng viên sắt và canxi thiếu chừng mực
  • Ít vận động
  • Tâm lý mẹ bầu bị căng thẳng, lo lắng
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Có tiền sử các bệnh về đường tiêu hóa

Táo bón – thủ phạm dẫn đến cơn gò cứng bụng khi mang thai

Táo bón khi mang thai làm tích tụ chất độc trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa, việc mẹ phải dùng sức rặn mỗi lần đi vệ sinh, dẫn đến những cơn gò cứng bụng. 

Tùy theo mức độ táo bón có thể khiến vùng bụng của mẹ khó chịu thậm chí là tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai trong những tháng cuối của thai kỳ.

Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì

Táo bón gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy mẹ bầu nên ăn uống như thế nào để phòng ngừa tình trạng táo bón? Sau đây là một số loại thực phẩm mẹ bầu có thể tham khảo để có những điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống nhé!

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để trị táo bón cho mẹ bầu. Chất xơ tạo điều kiện tốt cho những vi khuẩn có lợi trong ruột phát triển và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, chất xơ còn hỗ trợ tăng độ nhớt, kích thích lên thành ruột gây tăng nhu động ruột, giúp phân di chuyển trong đường ruột dễ dàng hơn. 

Mẹ bầu có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể thông qua một số loại thực phẩm sau đây:

  • Rau xanh có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau đay
  • Trái cây tươi giàu chất xơ 
  • Thực phẩm nguyên hạt: mè đen, bột yến mạch, gạo lứt, hạt kê,…

Các loại đậu

Mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể từ 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh

cơn gò cứng bụng

Thực phẩm giàu Probiotic

Probiotic là vi khuẩn có lợi cho đường ruột thuộc các nhóm vi khuẩn sống được tìm thấy trong đường ruột. Chúng giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện hệ vi sinh đường ruột, kích thích vi khuẩn có lợi sẵn có trong đường ruột tăng trưởng,…

Thực phẩm chứa Probiotic chính là sữa chua, loại thực phẩm rất quen thuộc. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng thêm các loại thực phẩm lên men khác như súp miso, dưa chua, cải muối, kim chi,…

cơn gò cứng bụng

Ăn sữa chua thường xuyên rất có lợi cho hệ tiêu hóa

Thực phẩm chứa nhiều Magie

Magie có tác dụng kích hoạt các enzymes tiêu hóa và phân hủy thức ăn thành những phần nhỏ hơn. Đồng thời Magie giúp hút nhiều nước vào thành ruột hơn, từ đó sẽ làm phân mềm ra. Cung cấp đủ lượng Magie cần thiết có thể hỗ trợ tình trạng táo bón cho mẹ bầu.

Mẹ bầu có thể tìm thấy Magie trong các loại thực phẩm như:

  • Trái bơ, chuối
  • Quả hạch 
  • Họ nhà đậu
  • Đậu hủ
  • Rau lá xanh đậm
  • Các loại hạt: hạt bí đỏ, hạt chia, hạt óc chó 
  • Ngũ cốc nguyên cám

cơn gò cứng bụng

Các loại thực phẩm giàu Magie

Uống nhiều nước

Khi bị táo bón mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm nhiều nước hơn vì nước có tác dụng giúp bôi trơn ruột và làm mềm phân. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng từ 2 – 2,5 lít nước, chia ra uống tại nhiều thời điểm khác nhau. 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng các loại trà thảo mộc tốt cho cơ thể, nước ép trái cây hoặc cái loại canh để bổ sung thêm nước cho cơ thể.

cơn gò cứng bụng

Mẹ bầu có thể uống thêm nước ép trái cây để bổ sung nước cho cơ thể

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng táo bón ở bà bầu, mẹ bầu xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu có thể bỏ túi những bí quyết để giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm thiểu những cơn gò cứng bụng trong thai kỳ nhé!

>>> Xem thêm: Thai 15 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm?

>>> Xem thêm: Cần làm gì khi bầu 4 tháng bị gò cứng bụng

>>> Xem thêm: Bầu 22 tuần bị gò cứng bụng: Phân biệt gò sinh lý và gò sinh non

>>> Xem thêm: Âm nhạc – liệu pháp an toàn cho bà bầu 20 tuần bị gò cứng bụng

Có bầu hay bị gò bụng và những điều cần lưu ý

Previous article

Hiện tượng phù chân sau sinh, có đáng lo?

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Mẹ và bé