Mẹ và bé

Bà bầu khó thở sau khi ăn: Nguyên nhân và cách phòng tránh

0

Khó thở là tình trạng rất hay gặp khi mang thai ở bà bầu. Bình thường khó thở không quá đáng lo nếu là sự thay đổi sinh lý khi mang thai. Nhưng bên cạnh đó có thể do những sinh hoạt và bệnh lý của bà bầu. Một trong những nguyên nhân hay gặp gây nên hiện tượng này là do chế độ ăn chưa hợp lý. Trong bài viết này các mẹ hãy cùng 2Mom tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh hiện tượng bà bầu khó thở sau khi ăn.

Nguyên nhân gây khó thở sau khi ăn ở bà bầu 

Khó thở không còn là hiện tượng lạ đối với với phụ nữ khi mang thai. Khi cơ thể bà bầu xảy ra sự thay đổi lớn thì tất nhiên cũng sẽ gặp những vấn đề như khó thở, mệt mỏi, buồn nôn,… Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những hiện tượng trên, trong đó có một số yếu tố nguy cơ hay gặp như sau:

– Sau khi ăn no, dạ dày của bà bầu sẽ đầy hơn và trở nên căng to. Mà vị trí của dạ dày thì nằm ngay dưới cơ hoành là cơ hô hấp của cơ thể. Cơ hoành khi đó sẽ bị đẩy lên trên làm phổi phải co lại gây khó thở. 

Có nhiều nguyên nhân gây nên khó thở sau khi ăn ở mẹ bầu

Có nhiều nguyên nhân gây nên khó thở sau khi ăn ở mẹ bầu

Ở bà bầu sẽ gặp triệu chứng khó thở kiểu này nhiều hơn do bà bầu có tử cung to hơn sẽ càng dễ đẩy cơ hoành lên cao. Vì vậy hầu như nếu chỉ xuất hiện khó thở khi ăn no bình thường sẽ không phải bệnh lý đáng lo ở bà bầu mà chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi mang thai.

– Khi mang thai, nồng độ hormon progesteron ở trong cơ thể bà bầu tăng cao hơn so với bình thường. Hormon này có tác động lên trung tâm hô hấp của cơ thể, từ đó ức chế trung tâm hô hấp gây khó thở cho bà bầu. Vì vậy khi ăn no việc khó thở càng hay xuất hiện hơn.

– Do bà bầu sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng cũng là một trong số nguyên nhân gây nên khó thở. Có một số loại đồ ăn dễ gây dị ứng cho bà bầu như hải sản, đồ đông lạnh chứa nhiều chất bảo quản,… Khi bị dị ứng sau khi ăn những đồ này thì bà bầu thường có biểu hiện vật vã, khó thở, nôn mửa, mệt mỏi gây cảm giác rất khó chịu cho bà bầu.

– Bà bầu ăn quá đà mà cơ thể không kịp tiêu hóa gây ứ đọng thức ăn trong đường ruột cũng có thể gây nên hiện tượng khó thở. Thêm vào đó, nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý về hô hấp trước khi mang thai cũng là nguyên nhân gây nên khó thở sau khi ăn.

Hiện tượng khó thở sau khi ăn có hại gì đối với bà bầu và thai nhi không?

Nếu khó thở xảy ra do hiện tượng sinh lý bình thường của bà bầu khi mang thai thì hoàn toàn không có gì đáng lo ngại. Ban đầu khi mang thai bà bầu sẽ hay gặp hơn nhưng khi quen dần sẽ không còn quá khó chịu nữa. Hiện tượng khó thở này cũng hoàn toàn không ảnh hưởng tới thai nhi.

Mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu khó thở do bệnh lý hô hấp

Mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu khó thở do bệnh lý hô hấp

Ngược lại trong một số trường hợp khác như bà bầu bị bệnh lý hô hấp thì hiện tượng khó thở thường do bệnh hô hấp gây ra, không đơn thuần là do ăn uống nữa. Vì vậy những trường hợp này bắt buộc bà bầu phải được sự tư vấn rõ ràng của bác sĩ về tình trạng bệnh của mình và có cách điều trị khó thở cho bà bầu. 

Nếu kiểm soát bệnh tốt thì vẫn có thể đảm bảo sự an toàn của thai nhi, còn nếu bà bầu không được theo dõi và điều trị sớm thì có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của thai nhi. Mẹ bầu khó thở nhiều thì lượng khí cung cấp cho thai nhi sẽ thiếu, ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của trẻ.

Một số cách phòng tránh hiện tượng khó thở sau khi ăn ở bà bầu

Mẹ bầu nên ăn uống điều độ, vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng nhưng mỗi bữa ăn không nên quá no. Thay vì cố ăn no trong một bữa thì bà bầu có thể chia thành nhiều bữa nhỏ. Khi chọn đồ ăn các mẹ cũng cần hạn chế những loại thức ăn dễ gây dị ứng, đặc biệt là hải sản.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu

Việc đi khám thai sản định kỳ là điều cần thiết để giúp mẹ bầu theo dõi và phát hiện sớm những bất thường nếu có để xử lý kịp thời. Nếu bà bầu có bệnh lý hô hấp thì nên chữa bệnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi mang thai.

Hy vọng với một số thông tin về vấn đề bà bầu khó thở sau khi ăn sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân trong những tháng mang thai và giữ cho mình tinh thần tốt nhất nhé.

 

Mách nhỏ mẹ bị viêm tiết niệu khi mang thai cần phòng tránh điều gì

Previous article

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Mẹ và bé