Mẹ và bé

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé

0

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu là bệnh lý xảy ra do hệ miễn dịch bà bầu trong giai đoạn mang thai bị suy giảm đáng kể, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ mang đến rất nhiều vấn đề tiêu cực cho cả mẹ và bé. 

Nguyên nhân khiến bà bầu dễ mắc nhiễm trùng tiểu

Sức đề kháng của mẹ suy giảm

Từ khi bắt đầu mang thai, các tế bào bạch cầu trong cơ thể mẹ suy giảm nhằm mục đích tập trung bảo vệ thai nhi, chính điều này làm cho hệ miễn dịch của mẹ làm việc với chất lượng kém hơn, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn bấu víu và tấn công, gây viêm nhiễm đường tiểu.

Sức đề kháng giảm sút gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu

Sức đề kháng giảm sút gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu

Thay đổi hormone 

Mẹ bầu thường có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, việc đột ngột tăng giảm hormone gây ảnh hưởng đến cơ thể bà bầu, đặc biệt là hoạt động trao đổi chất của hệ bài tiết, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai.

Sự chèn ép bàng quang

Thai nhi phát triển ngày càng lớn, gây nên nhiều vấn đề cho cơ thể mẹ: mệt mỏi, đau lưng, căng tức ngực. Bên cạnh đó, tử cung cũng phát triển theo, gây áp lực trực tiếp đến bàng quang của chị em và khiến cho đường thoát của nước tiểu bị thu hẹp lại. Lượng nước tiểu còn sót lại có thể chứa vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Thai lớn dần dẫn đến bàng quang bị chèn ép, là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu

Thai lớn dần dẫn đến bàng quang bị chèn ép, là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu

Niệu đạo ngắn và vấn đề vệ sinh vùng kín

Cấu tạo niệu đạo ngắn cũng làm cho vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công vùng kín hơn. Nếu việc vệ sinh hàng ngày không đảm bảo, nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, rồi lan sang các vùng lân cận như bàng quang, tiết niệu là rất cao. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa vùng kín có độ pH quá cao, làm mất cân bằng độ ẩm vùng kín dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tiết niệu.

Sức khỏe và tinh thần người mẹ ảnh hưởng như thế nào khi nhiễm khuẩn tiết niệu

Tâm lý e ngại, khó chịu

Việc cứ phải vào ra nhà vệ sinh sẽ khiến chị em ngại ngùng và bí bách. Nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ vẫn đang đi làm tại công ty. Viêm nhiễm đường tiết niệu làm bà bầu gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành công việc. Gây không ít căng thẳng trong cả môi trường công sở lẫn gia đình.

Suy nhược cơ thể, chán ăn

Thay vì phải ăn uống đúng bữa và đầy đủ chất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, phụ nữ mang thai thường cảm thấy lười ăn hoặc mất khẩu vị. Việc đau tức lưng và bụng dưới cũng ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống của thai phụ khi viêm đường tiểu.

Ảnh hưởng đến chức năng hệ bài tiết

Chức năng hệ bài tiết bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mẹ bầu gặp vấn đề đường tiểu. Chị em sẽ luôn trong trạng thái buồn tiểu, nhưng lượng tiểu thường rất ít. Khi đi tiểu cũng thường buốt và xót, gây đau đớn và khó chịu cho chị em.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu khiến chị em gặp không ít vấn đề tế nhị

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu khiến chị em gặp không ít vấn đề tế nhị

Nguy cơ viêm bể thận

Là biến chứng nguy hiểm nhất khi mẹ viêm đường tiết niệu. Viêm bể thận có nguy cơ cao xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 3 do nhiễm khuẩn ngược dòng. Tiết niệu bị viêm nhiễm sẽ đưa vi khuẩn đi ngược lên bể thận và gây nhiễm trùng tại đây.

Thai nhi có bị ảnh hưởng khi mẹ mắc bệnh tiết niệu

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, không những sức khỏe và tâm lý mẹ bầu bị ảnh hưởng mà thai nhi cũng sẽ chịu tác động nhiều không kém. Bà bầu gặp vấn đề về đường tiểu sẽ tăng cao khả năng sảy thai, sinh non và nhiễm trùng sơ sinh.

Để hạn chế tác động tiêu cực của nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bà bầu đến sức khỏe cả mẹ và bé, thai phụ cần trang bị đầy đủ các thông tin, kiến thức về chứng bệnh này ngay từ những ngày đầu thụ thai và tích cực theo dõi tình trạng cơ thể. Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào giúp chị em trải qua khoảng thời gian mang thai ý nghĩa và thiêng liêng này!

>>> Xem thêm: Cách phòng tránh viêm đường tiểu khi mang thai

Bà bầu khó thở sau khi ăn: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Previous article

Ưu, nhược điểm của trường mầm non song ngữ

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.

More in Mẹ và bé