Rất nhiều bà bầu nổi gân xanh ở tay và tỏ ra khó là lo lắng vì liệu điều này có gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mình và con hay không. Bài viết này sẽ đề cập về việc nổi gân xanh ở bà bầu, nguyên nhân và lúc nào nó sẽ biến mất.
Câu chuyện nổi gân xanh ở bà bầu
Việc nổi các đường gân không quá nguy hại như chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai. Ngay từ ban đầu, trong tam cá nguyệt đầu tiên của bạn, vào khoảng tuần thứ 10, bạn có thể đột nhiên phát hiện các đường tĩnh mạch đan chéo nhau trên khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và ngực. Đây chính là các đường gân xanh mà dân gian hay nói đến.
Bầu nổi gân xanh là vấn đề phổ biến khi mang thai
Khi thai nhi phát triển, bạn thậm chí có thể bắt đầu nhìn thấy chúng ở tay và chân. Những mạch máu mới này có thể được nhìn thấy rõ ràng hơn nếu bạn có làn da trắng. Nhưng ngay cả những người có làn da sẫm màu cũng có thể nhận thấy một vài mạch máu nổi lên trên cơ thể vào cuối thai kỳ.
Nguyên nhân nào khiến bà bầu nổi gân xanh ở tay?
Những gì bạn đang thấy là một phần quan trọng của hệ thống hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Mạng lưới các tĩnh mạch kết hợp các động mạch ở vị trí sâu hơn trong da và các cơ sẽ mang nguồn cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho em bé. Mạng lưới này có xu hướng phát triển dày đặc hơn do lượng máu của bạn tăng lên đáng kể khi mang thai và các tĩnh mạch của bạn phải chịu tải một lượng máu lớn hơn về tim.
Bạn nên làm gì khi bị nổi gân xanh khi mang thai?
Điều tốt nhất bạn có thể làm là kiên nhẫn ngồi chờ. Bạn không thể làm gì, dù có muốn bạn cũng không thể ngăn chặn được việc tĩnh mạch tăng tải máu nuôi bạn và thai nhi. Các tĩnh mạch này sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh con.
Nổi gân xanh ở ngực do sự thay đổi hormone thai kỳ
Nếu bạn đang cho con bú, sẽ có các tĩnh mạch trên vú của bạn. Nhưng khi bạn bắt đầu cai sữa cho con, ngay cả các đường gân xanh đó cũng sẽ biến mất.
4 lý do khác ngoài mang thai khiến tĩnh mạch của bạn nổi lên
1. Tập thể dục hoặc vận động nặng
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để duy trì vẻ đẹp cho cơ thể, không may việc tập thể dục quá nặng có thể có một số tác động khắc nghiệt đến đôi tay mỏng manh của bạn. Thực hiện các bài tập cần nhiều sức hoặc vận động nặng có thể khiến huyết áp động mạch của bạn tăng lên. Cơ bắp của bạn có thể bị cứng và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt da, làm cho bàn tay của bạn có gân xanh.
Khi mang thai bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và rèn luyện thể dục phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
2. Da lão hóa
Làn da của bạn đang lão hóa mỗi ngày, phụ nữ mang thai vẫn cần phải biết chăm sóc và làm đẹp cho mình. Có thể vì cơ thể bị chịu những tác động quá lớn từ việc mang thai nên làn da không được khỏe mạnh như trước đây. Vì vậy hãy ý thức và chăm sóc làn da của mình từ sớm để làm chậm quá trình lão hóa da. Bạn vẫn có thể tẩy tế bào chết, bôi kem dưỡng da hằng ngày. Bên cạnh chăm sóc da vùng bụng thì bạn nên quan tâm thêm cả đôi tay và cả cơ thể của mình.
3. Di truyền
Cũng có thể là ông bà hay cha mẹ của bạn cũng có cơ địa dễ nổi gân mà bạn không để ý. Vậy nên khi mang bầu bạn lại để tâm đến nó nhiều hơn. Nếu muốn làm đẹp thì sau khi sinh con bạn có thế tìm hiểu các liệu pháp giúp giảm các đường gân xanh trên tay của mình.
4. Bệnh tim mạch
Nổi gân xanh còn báo hiệu các vấn đề sức khỏe mà bà bầu mắc phải
Có thể bạn đang gặp phải một số bệnh tim mạch khiến cho áp lực lên đường tĩnh mạch tăng lên. Nếu bạn thấy bàn tay nổi gân kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, đánh trống ngực thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Qua các chia sẻ trên, các bà bầu nổi gân xanh ở tay hiểu rõ hơn về vấn đề mà mình đang gặp phải. Nổi các đường gân xanh chỉ là cách cơ thể thích ứng với việc mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh em bé. Ngoài ra cũng có một số lý do khác khiến các mẹ bị nổi gân xanh, vì vậy nếu có bất kỳ những vấn đề nào lo lắng về sức khỏe thì cứ hỏi ý kiến của bác sĩ để an tâm hơn các mẹ nhé!
>>> Xem thêm: Vì sao có bầu ngực nổi gân xanh?
Comments