Mang thai giúp mẹ trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, đồng thời cũng dễ tác động đến tâm lý của thai phụ. Trong đó, gò cứng bụng là vấn đề nhiều phụ nữ mang thai quan tâm và lo lắng. Hiện tượng gò bụng xảy ra khá phổ biến, có thể đó chỉ là cơn gò sinh lý nhưng đôi khi lại là dấu hiệu sinh non. Mẹ nên làm gì khi bầu 20 tuần bị gò cứng bụng và có dấu hiệu sinh non.
Gò bụng sinh non là gì?
Gò bụng là một hiện tượng mà mẹ bầu bỗng nhiên cảm thấy vùng bụng dưới (vùng tương ứng tử cung khi mang thai) bị gò cứng hơn bình thường. Tình trạng này hay đi kèm với những cơn co tử cung mà mẹ có thể cảm nhận được.
Mẹ bầu bị gò bụng
Bản chất của cơn gò chính là sự kết hợp của co cứng thành bụng và cơ tử cung. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố, làm gia tăng mức độ và tần suất co cơ tử cung gây nên những cơn gò cứng bụng.
Gò sinh non là hiện tượng căng cứng bụng kèm theo đau và ra máu hồng âm đạo. Đây là dấu hiệu của những trạng thái bất thường khi mang thai như dọa sảy thai, động thai, ít nước ối và nguy hiểm nhất là dấu hiệu của việc sinh non.
Bầu 20 tuần bị gò cứng bụng có dấu hiệu sinh non mẹ nên làm gì?
Nếu các cơn gò bụng có dấu hiệu xảy ra liên tiếp nhau, tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xem xét toàn diện. Trong những trường hợp gò cứng bụng là dấu hiệu của sinh non, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Tránh vận động mạnh
Lúc này tác động mạnh của cơ thể dễ dẫn đến sinh non trong tuần thai thứ 20. Mẹ bầu không nên tiếp tục làm những công việc quá nặng nhọc, mệt mỏi. Tuyệt đối tránh khiêng vác, khiến cơn gò trở nên trầm trọng, có thể sẩy thai. Thay vào đó các mẹ có thể lựa chọn công việc nhẹ nhàng phù hợp hơn.
Bầu 20 tuần bị gò cứng bụng nên làm gì?
Tuy nhiên, không có nghĩa mẹ ngồi yên một chỗ, các thai phụ vẫn cần luyện tập và hoạt động thể dục. Mẹ ưu tiên tập các động tác nhẹ nhàng và an toàn như đi bộ, tập các động tác yoga cho mẹ bầu hoặc ngồi thiền…
Kiêng quan hệ vợ chồng
Mặc dù việc quan hệ trong 3 tháng giữa của thai kỳ tuyệt đối an toàn. Song với những mẹ bầu có dấu hiệu dọa sinh non, kèm theo gò thường xuyên, mẹ cần tránh gần gũi với chồng. Bởi việc quan hệ dễ kích thích cổ tử cung, dẫn đến tình trạng gò bụng càng thêm trầm trọng và có thể chuyển biến thành sinh non.
>>> Xem thêm: Những điều bà bầu bị gò bụng khi quan hệ cần biết
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và siêng uống nước
Chế độ ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho phụ nữ khi đang mang thai. Đặc biệt là khi mẹ có nguy cơ dọa sinh non thì dinh dưỡng lại càng quan trọng. Các mẹ nên bổ sung nhiều chất đạm qua các loại thịt, trứng, sữa, cá và bổ sung vitamin qua các loại hoa quả. Ngoài ra, mẹ nên tránh ăn rau ngót, đu đủ xanh, rau răm, chùm ngây, mè, dứa – những thực phẩm làm trầm trọng thêm cơn co tử cung.
Cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Cung cấp đạm cho bữa ăn, mẹ cũng nên đảm bảo cân bằng với lượng chất xơ cần thiết để tránh hiện tượng táo bón nhé. Táo bón vừa gây khó chịu cho mẹ, đồng thời quá trình rặn khi đi vệ sinh cũng dễ dẫn đến sinh non. Không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, mẹ bầu cũng nên chú ý uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bởi mất nước ở mẹ bầu cũng là nguyên nhân của hiện tượng gò cứng bụng.
Nhập viện để theo dõi
Trong các trường hợp nặng hơn bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên nhập viện để theo dõi và điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thời gian nằm viện, mẹ sẽ được bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển qua các dung dịch chuyên dụng và các loại thuốc giúp làm giảm các cơn gò cứng bụng. Tùy theo mức độ nguy hiểm cho thai nhi ở mỗi mẹ bầu mà có thể phải điều trị tại bệnh viện từ 1 tuần tới 1 tháng.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng gò cứng bụng ở phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong tuần thứ 20 của thai kỳ. Hy vọng 2Mom đã giúp mẹ bầu có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề bầu 20 tuần bị gò cứng bụng cũng như có cách phòng tránh phù hợp.
>>> Xem thêm: Âm nhạc – liệu pháp an toàn cho bà bầu 20 tuần bị gò cứng bụng
>>> Xem thêm: Các bài tập yoga giảm gò bụng khi mang thai
>>> Xem thêm: Bà bầu bị gò bụng có nên dùng thuốc giảm đau?
>>> Xem thêm: Bà bầu mang thai bị gò bụng khi nào cần gặp bác sĩ
Comments