Những cơn gò bụng sẽ đến “thăm” mẹ thường vào như tháng ở cuối thai kỳ. Gò bụng sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu với hiện tượng lồi bên này, lỏm bên kia, gò lên một cục cứng, méo bụng. Hãy cùng nhau tìm hiểu mẹ bầu bị gò cứng bụng có nên luyện tập thể dục thông qua bài viết dưới nhé!
Mẹ bầu bị gò cứng bụng là tình trạng phổ biến trong thai kỳ
Các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị gò cứng bụng
Các nhà nghiên cứu đã giải thích rằng có nhiều nguyên nhân gây nên bà bầu mang thai bị gò bụng, tuy nhiên trong đó cảm xúc của mẹ bầu được coi là nguyên nhân chính. Bụng mẹ bầu sẽ co cứng lại nếu mẹ buồn, hạnh phúc, hoặc căng thẳng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ gò cứng bụng. Các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng nếu cảm thấy chỉ là những cơn gò nhẹ, không xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác thường và nguy hiểm như chảy máu âm đạo, chuột rút, đau lưng. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như là:
- Hiện tượng táo bón
- Xương của trẻ đang phát triển
- Trẻ phát triển khiến cho tử cung bị áp lực
Ngoài ra, tác dụng của những cơn gò bụng cũng có thể đang giúp bé vào đúng vị trí sinh của người mẹ, chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ, hoặc còn dạ báo hiệu cho việc mẹ chuẩn bị chuyển dạ. Vì vậy mẹ bầu cần nắm vững và phân biệt những cơn gò bụng để có những điều chỉnh phù hợp và an toàn cho mẹ và thai nhi.
Các trường hợp gò bụng ở mẹ bầu
Cơn gò Braxton – Hicks (cơn gò bụng sinh lý)
Đây cũng được coi như là cơn gò chuyển dạ giả thường sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Mẹ bầu không nên lo lắng vì đây thực chất chính là bước đầu tiên để tử cung tập luyện, rèn luyện cho ngày sinh và tăng cao khả năng có thể chịu đựng của phụ nữ. Các đặc điểm của cơn gò sinh lý như:
- Căng tức vùng bụng tuy nhiên không có cảm giác đau
- Cơn gò sinh lý thường kéo dài khoảng 30 giây, không thành cơn, hay xuất hiện bất ngờ
- Xảy ra nhiều nhất 1 đến 2 lần trên nhiều giờ
- Không gia tăng số lần theo thời gian hay thay đổi cổ tử cung của mẹ.
- Sẽ biến mất khi bà bầu nghỉ ngơi.
Mẹ bầu khó chịu với những cơn gò bụng
>>> Xem thêm: Gò bụng Braton – Hick có nguy hiểm?
Cơn gò chuyển dạ – khi trẻ đủ tháng
Cơn gò chuyển dạ khi trẻ đủ tháng tính từ sau tuần thứ 37 chính là dấu hiệu cho việc bé sắp chào đời. Trong giai đoạn này, cơn gò sẽ diễn ra liên tục và cường độ đau cucng sẽ tăng lên nhiều từ 1 phút đến gần 2 phút. Cơn đau của mẹ có thể diễn ra từ lưng đến bụng trước, cổ tử cung mở rộng 7-10cm và gây có mẹ có triệu chứng chuột rút ở chân, buồn nôn, đau đầu, ớn lạnh hoặc nóng ran. Các đặc điểm của cơn gò bụng này như sau:
- Mẹ ra nhầy hồng ở âm đạo hoặc ra nước ối (vỡ ối)
- Tần suất cũng như cường độ đau ngày càng nhiều và mạnh hơn.
- Tử cung nở rộng
- Cơn gò bụng sẽ chồng lên nhau và dồn dập để có thể chuẩn bị đẩy trẻ ra khỏi bụng mẹ.
Bà bầu bị gò bụng
Cơn gò chuyển dạ sinh non
Đặc điểm của cơn gò sinh non giống với cơn gò chuyển dạ đủ tháng, tuy nhiên ại xảy ra trước 37 tuần trong thai kỳ. Các mẹ bầu khi có những dấu hiệu như vỡ ối, ra nhầy hồng âm đạo, tiêu chảy, thì phải đến bệnh viện ngay để thăm khác và nhận được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ. Những biểu hiện của cơn gò bụng sinh non như:
- Rỉ ối, ra máu sâm đạo
- Khi nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế cũng không thuyên giảm
- Cơn gò bụng sẽ xuất hiện từ 10-20 phút một lần
- Khung chậu mẹ bầu sẽ co thắt, bụng cứng, đau âm ỉ
Khi gò bụng có nên tập thể dục
Tập thể dục là một trong những phương pháp cải thiện sức khỏe mà mẹ bầu được khuyên thường xuyên thực hiện trong suốt thai kỳ. Ngoài giúp mẹ có sức khỏe tốt, tập thể dục còn là phương pháp giúp mẹ giảm những khó chịu do thai nhi gồng cứng bụng. Một trong những bài tập hiệu quả với tình trạng mẹ bầu bị gò bụng là:
Đi bộ: Đi bộ là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ đau lưng, chuột rút ở chân trong những cơn gò bụng. Ngoài ra đi bộ còn giúp cho máu huyết của mẹ bầu lưu thông, thư giãn.
Đi bộ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
Yoga bà bầu: Luyện tập yoga không chỉ giúp mẹ thuyên giảm và dễ chịu hơn ở những cơn gò bụng và còn là “phương thuốc” tốt giúp mẹ phòng tránh được nhiều bệnh và các triệu chứng khác trong thai kỳ
Bơi lội: Bơi hoặc đi lại trong nước sẽ giúp mẹ bầu giảm được trọng lượng trên cơ thể nhờ có áp lực của nước, khiến cơ thể mẹ dễ chịu và thoải mái hơn.
Ngoài ra, đối với cơn gò bụng sinh lý thông thường, mẹ hãy tắm nước ấm và ngâm bồn hay sử dụng một chiếc khăn ấm để chườm lên bụng. Tuy nhiên trong trường hợp có dấu hiệu của chuyển dạ hoặc sinh non, mẹ hãy đến trung tâm y tế, bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ từ khác các sĩ chuyên khoa.
Lời kết
Quá trình để đón bé yêu ra đời thật sự không hề dễ dàng đúng không các mẹ bầu? Tuy nhiên, không gì quý giá và tuyệt vời hơn thiên chức làm mẹ. Mong các thông tin và kiến thức trên sẽ hữu ích về tình trạng gò bụng khi mang thai. Chúc mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh!
>>> Xem thêm: Bầu bị gò bụng có nên dùng thuốc giảm gò
Comments